• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bảng giá nông sản chìm trong sắc đỏ, kim loại quý đón nhận lực mua tích cực

(Chinhphu.vn) - Dữ liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần, lực bán chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, kéo chỉ số MXV-Index giảm 0,41% xuống 2.314 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở tăng hơn 7%, đạt gần 3.300 tỷ đồng.

19/09/2023 14:53
Bảng giá nông sản chìm trong sắc đỏ, kim loại quý đón nhận lực mua tích cực - Ảnh 1.

Với toàn bộ 7 mặt hàng chốt ngày trong sắc đỏ, nhóm nông sản đóng vai trò dẫn dắt xu hướng chung của toàn thị trường trong ngày hôm qua. Trong khi đó, kim loại là nhóm duy nhất giữ được đà tăng khi đóng cửa. Tuy nhiên, mức tăng chung của các mặt hàng trong nhóm không mạnh do diễn biến giá tương đối phân hoá.

Giá đậu tương xuống mức thấp nhất một tháng

Trên thị trường nông sản, giá lúa mì dẫn đầu đà giảm với mức sụt giảm sâu hơn 2%, trong bối cảnh giá xuất khẩu tại Nga tiếp tục giảm trong tuần trước. 

Bảng giá nông sản chìm trong sắc đỏ, kim loại quý đón nhận lực mua tích cực - Ảnh 2.

Duy trì đà giảm từ phiên cuối tuần trước, giá đậu tương hợp đồng tháng 11 lao dốc trong ngày hôm qua và ghi nhận mức giảm 1,75%. Với mức giảm trong phiên hôm qua, giá đậu tương đã chạm mốc thấp nhất kể từ giữa tháng 8. Tình hình xuất khẩu chậm chạp của Mỹ cùng áp lực từ hoạt động thu hoạch đang diễn ra là các yếu tố chính gây áp lực lên giá. 

Trên thị trường nội địa, ghi nhận tại cảng Cái Lân, giá chào bán khô đậu tương Nam Mỹ dao động trong khoảng 13.600-13.650 đồng/kg với các tháng giao kỳ hạn quý IV năm nay. Với kỳ hạn giao quý I năm sau, giá thấp hơn, ở mức 13.000-13.050 đồng/kg.

Kim loại quý phát huy vai trò trú ẩn

Đóng cửa ngày giao dịch đầu tuần 18/9, thị trường kim loại ghi nhận diễn biến phân hóa giữa kim loại quý và kim loại cơ bản. Đối với nhóm kim loại quý, giá vàng và giá bạch kim nối dài đà tăng sang phiên thứ ba liên tiếp, với mức tăng lần lượt là 0,5% và 0,95%, đóng cửa tại mức 1.933,14 USD/ounce và 938,3 USD/ounce. Giá bạc tăng lên 23,49 USD/ounce sau khi tăng 0,48%. 

Giá các mặt hàng kim loại quý duy trì đà tăng từ phiên cuối tuần trước, nhờ vai trò trú ẩn phát huy tốt trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều bất ổn. Tại Trung Quốc, tình trạng khủng hoảng tài sản vẫn đang đè nặng nền kinh tế trị giá 18.000 tỷ USD này. Cổ phiếu của nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc, China Evergrande, đã giảm 25% vào hôm qua sau khi cảnh sát bắt giữ một số nhân viên tại đơn vị quản lý tài sản của tập đoàn này. 

Trong khi đó, tại Mỹ, Chính phủ Liên bang có thể phải đóng cửa trong vòng chưa đầy 2 tuần nữa. Hơn nữa, cuộc đình công của United Auto Workers và việc nối lại thanh toán khoản vay sinh viên vào tháng 10 có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm lại.  

Kim loại quý thường được coi là tài sản an toàn. Do đó, trước những bất ổn trong nền kinh tế, nhà đầu tư phân bổ dòng tiền sang thị trường kim loại quý, từ đó hỗ trợ cho giá bạc và bạch kim. 

Bảng giá nông sản chìm trong sắc đỏ, kim loại quý đón nhận lực mua tích cực - Ảnh 3.

Trong nhóm kim loại cơ bản, giá đồng COMEX duy trì đà giảm từ phiên cuối tuần trước khi giảm 0,58%, trong khi giá quặng sắt giảm 0,97% xuống mức 121,76 USD/tấn, đứt chuỗi tăng 5 phiên liên tiếp. 

Mặc dù nhu cầu đồng hay quặng sắt được kỳ vọng sẽ tăng nhanh trong mùa xây dựng cao điểm cuối năm của Trung Quốc, nhưng nhu cầu vẫn chưa cải thiện vì lĩnh vực bất động sản nước này vẫn còn trầm lắng. Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s thông báo hạ triển vọng của lĩnh vực bất động sản đang gặp khủng hoảng của Trung Quốc xuống mức “tiêu cực” từ “ổn định”. 

Sự trầm lắng của Trung Quốc trong lĩnh vực bất động sản, lĩnh vực tiêu thụ phần lớn kim loại cơ bản, có thể tiếp tục đè nặng lên triển vọng tiêu thụ đồng và quặng sắt và gây sức ép lên giá.