• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Báo chí Anh đánh giá tích cực về tiến trình cải cách thủ tục hành chính ở Việt Nam

(Chinhphu.vn) – Tờ Guaradian của Anh ngày 15/11 dẫn báo cáo của Viện Kế toán viên quản trị (CIMA) cho rằng các nhà chính trị và giám đốc công ty nên hướng tới Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, nơi có thể tìm thấy sự ưu việt về dịch vụ hành chính công so với các khu vực khác trên thế giới.

16/11/2011 16:57

Bài báo viết: Trước đây, khi được hỏi quốc gia nào có khu vực dịch vụ công hiệu quả nhất, câu trả lời sẽ là New Zealand hoặc Canada mà không phải là Việt Nam. Nhưng một báo cáo mới đây của CIMA sau khi so sánh hiệu quả dịch vụ công trên quy mô toàn cầu đã nói rằng các doanh nghiệp nên hướng tới Đông Nam Á để tìm cảm hứng, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam đã bắt đầu đơn giản hóa mạnh mẽ khu vực công. Năm 2007, Chính phủ Việt Nam đưa ra  Đề án 30 với mục tiêu cắt giảm 30% thủ tục hành chính. Việt Nam đã lập một cơ sở dữ liệu thống nhất trên toàn quốc về thủ tục hành chính và đánh giá chúng dựa trên 3 tiêu chí: sự cần thiết, tính thân thiện và hợp pháp.

Việt Nam tuy chưa đạt mục tiêu cắt giảm 30% thủ tục hành chính, song đã đạt được tiêu chí mà Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đánh giá là “giai đoạn tối quan trọng” cho việc cắt giảm mạnh mẽ và các kết quả ban đầu đang dần dần được thể hiện. Tuy nhiên, đối với Vương quốc Anh, cách tiếp cận táo bạo này rất đáng được cơ quan cải cách khu vực công của chính phủ quan tâm, trong bối cảnh cơ quan này đang quyết tâm cải cách dịch vụ công kể từ khi chính phủ liên minh lên nắm quyền.

Sau khi đánh giá dự án của Việt Nam hồi đầu năm 2011, CIMA và OECD tin rằng các nước khác có thể học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam trong lĩnh vực này. Theo đó một trong những chìa khóa cho thành công của Việt Nam đó là có một cơ quan phối hợp hiệu quả trực thuộc Chính phủ, nhận được sự ủng hộ của các nhà chính trị hàng đầu. Dự án cải cách có sự ủng hộ từ vị trí cao nhất trong Chính phủ, hiện là Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Các cơ quan thực thi kế hoạch nằm trong mỗi ban ngành cũng đóng vai trò quan trọng.

Kết luận chính của báo cáo CIMA đó là khu vực công ở các nước trên thế giới cần có một cách thức ra quyết định tốt hơn và chuyên nghiệp hơn. Louise Ross, Trưởng Ban quản lý doanh nghiệp của CIMA, nói quản lý hoạt động hiệu quả là yếu tố tối quan trọng để có được một nền tài chính công ổn định và bền vững, và để giành được lòng tin của công chúng về hiệu quả sử dụng nguồn thu thuế.

Tuy nhiên, lấy Việt Nam và cả Singapore – nước cũng được khen ngợi trong báo cáo của CIMA – như một ví dụ thành công điển hình về cải cách hành chính công sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên. Nhưng không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam và Singapore đang được Trung Quốc nghiên cứu như là một phần trong chương trình cải cách của họ.

Nguyễn Chiến