• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Báo chí châu Á một trong những trung tâm báo chí lớn nhất Thế giới

Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ như hiện nay, báo chí ngày càng đóng vai trò rất quan trọng. Thị trường báo chí châu Á đang thu hút sự quan tâm của các chính phủ, các chủ bút, các nhà báo và cả bạn đọc ở trong khu vực cũng như ngoài khu vực.

21/06/2006 18:03

Tờ  báo Asia Times

Mới đây, Tổng giám đốc Hiệp hội báo chí thế giới (WAN) Timothy Balding cho biết, có 70 trong tổng số 100 tờ báo hàng ngày bán chạy nhất thế giới hiện được phát hành ở châu Á. Châu Á cũng chiếm ba trong tổng số năm thị trường báo chí lớn nhất thế giới. Theo số liệu được WAN khảo sát ở 216 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, doanh thu báo chí trên toàn cầu tăng 6% trong 5 năm qua, chủ yếu là tăng doanh thu ở châu Á. Hơn một tỷ người trên thế giới là bạn đọc của các báo hàng ngày. Nhật Bản đã vượt Na Uy về số người mua báo nhiều nhất thế giới với tỷ lệ trung bình 634 tờ báo hàng ngày được mua trên 1.000 người trưởng thành.

Trong bối cảnh thông tin đa chiều hiện nay, các báo bản tin điện tử trong khu vực châu Á xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng Internet. Mặc dù các nhà phân tích báo chí cho rằng các xuất bản phẩm cho người đọc miễn phí này không kiếm được tiền, nhưng nhiều website đó tồn tại nhờ tài trợ của các tổ chức phi chính phủ, số khác sống nhờ quảng cáo. Chẳng hạn như Asia News Network (ANN) - một website do người Thái Lan làm chủ đang đặt mục tiêu vươn lên để trở thành một Website nổi tiếng trong khu vực. Bài vở của ANN là sự kết hợp của các bài lấy từ 14 báo ở châu Á và họ tự cho rằng đây là tiếng nói của Á châu.

Báo chí Việt Nam ngày càng phát triển và từng bước có sự đóng góp tích cực vào đời sống trong nước, quốc tế và khu vực. Trên cơ sở chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông, các nhà báo quốc tế tiếp tục hợp tác chặt chẽ với Việt Nam và góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các nước.

Nhưng cũng có thể nhận thấy một cách rõ ràng rằng, bên cạnh những cái lợi là làm cho con người có thêm thông tin hơn nhưng cũng có mặt trái là nhiều thông tin không được kiểm chứng và gây tác hại không nhỏ. Vì vậy, báo chí châu Á được các chính quyền và người đọc trong khu vực đề nghị nêu cao tính trung thực và đạo đức nghề nghiệp, góp phần xây dựng các mối quan hệ hữu nghị, đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác giữa các quốc gia ở trong khu vực và trên thế giới, góp phần đảm bảo và giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển.

 

Ngọc Quang