• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Báo chí phát huy tinh thần xung kích

(Chinhphu.vn) - Báo chí luôn là cầu nối hữu hiệu giữa Quốc hội, Chính phủ với người dân, doanh nghiệp, giúp những người có trách nhiệm, các cơ quan chức năng lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, phát hiện các vấn đề trong cuộc sống để có những quyết sách phù hợp, kịp thời.

21/06/2022 08:56
Báo chí phát huy tinh thần xung kích, đi đầu - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Tạ Đình Thi (đoàn Hà Nội), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

 

Báo chí luôn ở tuyến đầu chống dịch

Đại biểu Quốc hội Tạ Đình Thi (đoàn Hà Nội), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, báo chí đã thể hiện vai trò chủ động, tích cực trong thông tin, tuyên truyền về phòng, chống dịch.

Báo chí đã góp phần giúp nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng phòng, chống dịch cũng như tạo sức lan tỏa, nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt trong phòng, chống dịch. 

Kết quả đáng mừng là đến nay, nước ta cơ bản đã kiểm soát tốt được đại dịch, từng bước đưa cuộc sống của nhân dân trở lại trạng thái bình thường, qua đó tạo động lực phát triển và vươn lên mạnh mẽ của đất nước trong giai đoạn mới sau đại dịch.

Ông Tạ Đình Thi nhấn mạnh có thể nói báo chí đã luôn đồng hành với cấp ủy, chính quyền và đoàn thể các cấp, nhất là với ngành y tế để như một lực lượng xung kích trên tuyến đầu phòng, chống dịch. Chúng ta đã biết tới nhiều tấm gương phóng viên, nhà báo ở nhiều cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đã không quản ngại, dấn thân, sẵn sàng vào tâm dịch tác nghiệp; kịp thời có mặt tại các "điểm nóng", phản ánh toàn diện những nỗ lực của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể và toàn xã hội nhằm ứng phó hiệu quả và chiến thắng dịch bệnh, hoàn thành sứ mệnh cao cả của người làm báo - những chiến sĩ thực sự trên mặt trận thông tin-truyền thông.

"Tôi cho rằng nhiệm vụ đặt ra đối với các cơ quan báo chí là cần tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền với các hình thức, nội dung đa dạng, phong phú và hiệu quả về những chủ trương, biện pháp mới của Đảng, Nhà nước trong tình hình hiện nay về phòng, chống dịch, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế. Đây cũng là hành động thiết thực góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi mục tiêu phục hồi, duy trì phát triển, tăng trưởng ở tất cả các ngành, lĩnh vực trong điều kiện đặt ra là phải bảo đảm an toàn trước dịch bệnh", đại biểu Quốc hội Tạ Đình Thi nêu quan điểm.

Báo chí phát huy tinh thần xung kích, đi đầu - Ảnh 2.

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam), Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Phát huy tinh thần dấn thân và lan tỏa điều tốt đẹp

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải (đoàn Hà Nam), Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho rằng báo chí cách mạng Việt Nam luôn phát huy được tinh thần dấn thân và lan tỏa. 

Trước mọi vấn đề nóng bỏng của đất nước, đội ngũ các phóng viên, nhà báo luôn xông pha, dấn thân, không quản ngại hiểm nguy và các rủi ro rình dập để tác nghiệp, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao trên mặt trận thông tin truyền thông để truyền tải kịp thời, sinh động các thông tin mà các cơ quan chức năng, người dân và xã hội cần và vừa qua, điều này đã được thể hiện rất rõ nét trong giai đoạn cao điểm chống đại dịch toàn cầu COVID-19.

Theo đại biểu Trần Văn Khải, báo chí đã theo sát, đồng hành với Chính phủ, chính quyền địa phương trong phòng chống dịch. Sự đồng hành này được thể hiện từ việc kịp thời thông tin, tuyên truyền về các chính sách, chỉ đạo phòng chống dịch của các cấp chính quyền cho tới phản ánh sinh động đời sống dân sinh trong dịch bệnh, việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về công tác phòng chống dịch ở tuyến cơ sở.

Cùng với sự dấn thân để truyền tải thông tin ở những nơi nóng bỏng về dịch bệnh, báo chí cũng đã phản ánh, làm lan tỏa mạnh mẽ những gương người tốt việc tốt, những tấm lòng nghĩa hiệp, sự yêu thương đùm bọc và tình người trong đại dịch… 

Nhấn mạnh, báo chí luôn là cầu nối hữu hiệu giữa Quốc hội, Chính phủ với người dân, doanh nghiệp, giúp những người có trách nhiệm, các cơ quan chức năng lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, phát hiện các vấn đề trong cuộc sống để có những quyết sách phù hợp, đại biểu Quốc hội Trần Văn Khải kỳ vọng báo chí tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần dấn thân và lan tỏa, nhất là trong công tác thông tin, truyên truyền tạo đồng thuận xã hội trong triển khai nhiệm vụ phục hồi, duy trì đà tăng trưởng và phát triển ở các ngành, lĩnh vực trong bối cảnh hiện nay khi dịch bệnh ở nước ta đã cơ bản được kiểm soát.

Báo chí – Lực lượng quan trọng góp phần trực tiếp vào kết quả công tác phòng chống dịch - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên), Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Quốc hội - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên), Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Quốc hội đánh giá, báo chí luôn đồng hành với Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương trong việc truyền tải thông tin nhanh chóng, chính xác, toàn diện trong công tác phòng chống dịch. 

Báo chí cũng kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn; những chỉ đạo chuyển hướng chiến lược của Chính phủ để ứng phó hiệu quả nhất với dịch bệnh trong từng thời điểm, giai đoạn; sự nhất quán trong chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành; những kinh nghiệm hay, mô hình tốt, bài học quý, gương người tốt việc tốt trong phòng chống dịch; những tấm lòng thơm thảo, lan tỏa tình yêu thương, chan chứa tình người trong dịch họa… Tất cả những điều đó là luồng thông tin tích cực giúp người dân yên tâm và tin tưởng, ủng hộ, hỗ trợ các cấp, các ngành để cùng nhau vượt qua khó khăn, triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác, ứng phó hiệu quả với dịch bệnh.

Bên cạnh đó, qua ngòi bút của mình, các phóng viên, cơ quan thông tấn báo chí đã kịp thời phản bác những thông tin sai lệch về dịch COVID-19, những thông tin gây chia rẽ nội bộ, khối đại đoàn kế dân tộc trong thực hiện nhiệm vụ chống dịch... giúp người dân có cách ứng xử phù hợp, có cái nhìn toàn diện, đúng đắn về dịch bệnh trong từng giai đoạn, từ đó tạo đồng thuận xã hội trong thực hiện chủ trương, quyết sách của Đảng và Nhà nước về công tác phòng, chống dịch bệnh, góp phần vào thành công trong việc thực hiện "mục tiêu kép" vừa kiểm soát và phòng chống dịch bệnh hiệu quả, vừa duy trì phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến các nhà báo, các cơ quan thông tấn báo chí nhân kỷ niệm 97 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, đại biểu Tạ Thị Yên tin tưởng, báo chí sẽ tiếp tục phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình, đồng hành cùng hệ thống chính trị, chủ động đấu tranh và phản bác các luận điệu sai trái, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, công tác phòng chống dịch, duy trì đà phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế-xã hội của đất nói riêng trong thời gian tới.

Báo chí – Lực lượng quan trọng góp phần trực tiếp vào kết quả công tác phòng chống dịch - Ảnh 2.

Đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ (đoàn Hà Nội), Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Phát huy vai trò định hướng thông tin, tạo đồng thuận xã hội của báo chí

Đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ (đoàn Hà Nội), Phó Chủ tịch Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam cho rằng trong mọi thời kỳ, giai đoạn lịch sử, đặc biệt ở những thời khắc khó khăn nhất, báo chí cách mạng của nước ta luôn khẳng định được vai trò, vị trí của mình. 

Báo chí không chỉ tuyên truyền, phán ánh kịp thời chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống mà còn là kênh thông tin hữu hiệu góp phần thực hiện nhiệm vụ phản biện chính sách, tiếp thu ý kiến; là cầu nối chuyển tải tâm tư, nguyện vọng của nhân dân gửi tới Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền.

Hơn 2 năm qua, trong bối cảnh khó khăn khi cả nước phải căng mình chống chọi, ứng phó với đại dịch COVID-19, vai trò và sức mạnh của báo chí tiếp tục được phát huy, thể hiện mạnh mẽ, rõ nét, nhất là trong việc đồng hành cùng Chính phủ, các cấp chính quyền ứng phó, đường đầu với những khó khăn, thách thức để vượt qua đại dịch. 

Báo chí đã góp phần quan trọng trong định hướng dư luận, tạo nên sự đồng thuận xã hội, xây dựng niềm tin của nhân dân, khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc để cả dân tộc đồng tâm, hiệp lực, quyết tâm khống chế, từng bước đẩy lùi đại dịch COVID-19.

Ông Trương Xuân Cừ bày tỏ ấn tượng sâu sắc với những kết quả, vai trò dẫn dắt thông tin, tạo đồng thuận xã hội của báo chí trong đại dịch, khi mọi chủ trương, chính sách của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhất là những chỉ đạo mang tính chuyển hướng chiến lược, đã được các cơ quan báo chí truyền tải đến xã hội hết sức nhanh chóng, chính xác, kịp thời, qua đó tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao trong hệ thống chính trị và toàn dân để triển khai thực hiện đạt kết quả cao nhất công tác phòng, chống dịch ở mỗi thời điểm khác nhau.

Hiện nay, mặc dù dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, song Chính phủ luôn khẳng định quan điểm nhất quán là không vì thế mà các cấp, các ngành chủ quan, lơ là, vì dịch bệnh vẫn có thể diễn biến phức tạp với những biến chủng mới, phức tạp, thậm chí xuất hiện các loại hình dịch bệnh mới. 

Trong bối cảnh đó, đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ nhận định vai trò dẫn dắt, định hướng thông tin, khắc phục tâm lý chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch để kiểm soát tốt dịch bệnh, duy trì phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân đang luôn đặt ra các yêu cầu mới, nhiệm vụ mới hết sức quan trọng đối với các cơ quan truyền thông, báo chí trong tình hình hiện nay và các cơ quan cần đặc biệt quan tâm, làm tốt hơn nữa nhiệm vụ này.

 "Với những kết quả, thành tích đã được khẳng định trong thời gian qua, tôi tin tưởng sâu sắc rằng, báo chí sẽ tiếp tục phát huy sứ mệnh của mình trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao, nhất là nhiệm vụ định hướng thông tin, dẫn dắt dư luận, tạo đồng thuận xã hội. Việc phát huy vai trò định hướng thông tin, tạo đồng thuận xã hội của báo chí cũng là một trong những trọng tâm được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên chỉ đạo, nhắc nhở ở các phiên họp thường kỳ của Chính phủ và nhiều hội nghị, cuộc họp quan trọng khác của Chính phủ", đại biểu Quốc hội Trương Xuân Cừ bày tỏ.

Nguyễn Hoàng