• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bảo đảm một việc chỉ giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm chính

(Chinhphu.vn) - Nhiệm kỳ của Chính phủ năm 2016-2021 đã rà soát về chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, từng bước khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp và bảo đảm một việc chỉ giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm chính.

31/10/2017 13:47
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết như vậy khi tiếp thu và làm rõ thêm một số vấn đề về Báo cáo kết quả giám sát thực hiện chính sách pháp luật và cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước trong giai đoạn 2011-2016, trong phiên thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính tại phiên họp toàn thể của Quốc hội chiều 30/10.

Theo Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân, nhiệm kỳ của Chính phủ năm 2016-2021 đã rà soát về chức năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, từng bước khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp và bảo đảm một việc chỉ giao cho một cơ quan chịu trách nhiệm chính. Nếu cơ quan phối hợp có những nhiệm vụ cần phối hợp thì cùng phối hợp thực hiện.

Trong thời gian điều chỉnh, đến tháng 8/2017 chỉ còn tồn tại 3 vấn đề còn có sự giao thoa. Đó là vấn đề quản lý về năng lượng giữa Bộ Công Thương với Bộ KH&CN; quản lý về đầu tư xây dựng theo hình thức hợp tác công tư  TPP; về hướng dẫn kiểm tra và thẩm định hoạt động trong xây dựng, quản lý phân bổ ngân sách đầu tư phát triển. Ngoài ra, còn 9 vấn đề cần có sự phân công phối hợp giữa các bộ, ngành và cơ quan của bộ, ngang bộ.

Trong kiện toàn về tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 vẫn giữ ổn định 18 bộ và 4 cơ quan ngành cấp bộ như nhiệm kỳ trước; có 42 tổng cục, như vậy nhiệm kỳ này tăng thêm 2 tổng cục.

Về cục, tăng thêm 7 cục. Về vụ, có 254 vụ, đã giảm được 11 vụ. Có 344 phòng thuộc bộ, giảm được 56 phòng.

Về cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh: Cơ bản thực hiện theo Nghị định 24/2014. Về cơ quan chuyên môn cấp huyện thực hiện theo Nghị định 37 của Chính phủ năm 2014. Giữ ổn định là cơ quan cấp tỉnh có 19 đơn vị trực thuộc, cơ quan chuyên môn cấp huyện có 12.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay số lượng cấp phó cũng được giảm. Cấp thứ trưởng đầu nhiệm kỳ khóa trước bình quân là 5,55, thì đầu nhiệm kỳ này còn lại 4,7. Phó tổng cục trưởng cuối nhiệm kỳ là 3,22 thì đầu nhiệm kỳ còn 3. Về phó cục, vụ thuộc tổng cục hiện nay giảm còn 1,92. Như vậy, sau khi sắp xếp lại, số lượng cấp phó của các cơ quan chuyên môn có giảm.

Đối với địa phương, phó trưởng phòng thuộc sở cuối nhiệm kỳ là 1,46 thì hiện nay còn 1,4. Phó trưởng phòng cấp huyện từ 1,73 tăng 1,74. Như vậy, do biên chế ít, nên ở một số địa phương vẫn tồn tại cấp phòng có số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiều hơn nhân viên.

Về biên chế công chức, nếu năm 2015 có 277.741 biên chế, thì đến 2017 còn 269.770 biên chế, giảm được 7.971 biên chế.

Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương còn có hợp đồng để làm chuyên môn nghiệp vụ. Tính đến tháng 2/2017 là 13.277 biên chế, trong đó Trung ương là 1.488, địa phương là 11.789. Hợp đồng theo Nghị định 68 tăng 20.287, trong đó Trung ương là 7.800 và địa phương là 12.453.

Sắp tới Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục thẩm định 21 tỉnh còn lại thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị và Kết luận số 17; những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện đúng tinh thần Văn bản số 2882 của Văn phòng Chính phủ ngày 21/9/2017 về triển khai thực hiện Kết luận số 17 của Bộ Chính trị.

Về vấn đề tinh giản biên chế, tính từ năm 2015 đến 30/9/2017, đã tinh giản được 29.945 biên chế, trong đó phần lớn là nghỉ hưu trước tuổi, chiếm 87,5%; tinh giản biên chế nghỉ ngay chỉ đạt 12,6%.

Theo Bộ trưởng, qua thảo luận tại hội trường và báo cáo của Đoàn giám sát dự thảo nghị quyết của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về cải cách bộ máy tổ chức hành chính của Nhà nước giai đoạn 2016-2021, có hơn 40 ý kiến phát biểu và tranh luận. Với tinh thần trách nhiệm cao và quyết tâm, hầu hết đại biểu đồng tình, nhất trí và có đóng góp thêm nhiều ý kiến có chất lượng để bổ sung hoàn thiện báo cáo dự thảo nghị quyết.

“Chính phủ xin tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu Quốc hội”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân khẳng định, đồng thời làm rõ thêm một số vấn đề đại biểu quan tâm liên quan đến việc tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy Nhà nước; rà soát chức năng, nhiệm vụ các cơ quan trong bộ máy hành chính Nhà nước.

Điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan có nhiệm vụ giao thoa, trùng lắp về quản lý Nhà nước và bảo đảm về liên thông về phạm vi và đối tượng quản lý, rà soát lại những nhiệm vụ mà cơ quan Nhà nước không cần thiết phải thực hiện để khuyến khích cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đảm nhận; tổ chức sắp xếp lại các cơ quan trong bộ máy hành chính của Nhà nước; tiêu chí thành lập các phòng, vụ, cục và tổng cục thuộc bộ, phòng thuộc cơ quan chuyên môn của cấp tỉnh; vấn đề tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động…

Nguyễn Hoàng