• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bảo đảm năng lượng cho sự phát triển KT-XH của đất nước

(Chinhphu.vn) – Sáng 7/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Kinh tế tổ chức phiên giải trình thực trạng giải pháp phát triển điện lực đến năm 2030 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên giải trình.

07/09/2020 16:32

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển dự và phát biểu chỉ đạo tại Phiên giải trình.

Tham dự phiên giải trình có Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.

Phát biểu tại phiên giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh, an ninh năng lượng nói chung, điện năng nói riêng là một trong những vấn đề an ninh quốc gia, đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển KT - XH của đất nước và bảo đảm đời sống của nhân dân. Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, ban hành các cơ chế, chính sách, bố trí nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng điện năng và năng lượng.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho rằng, dù ngành điện đã có nhiều đóng góp quan trọng cho yêu cầu phát triển KT - XH, bảo đảm quốc phòng - an ninh của đất nước, song trong thời gian tới, sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đó là sự mất cân đối giữa cung và cầu; giữa nguồn điện và hệ thống truyền tải…

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận về 3 nhóm vấn đề chính, cụ thể là các vấn đề về thể chế, chính sách; công tác lập và tổ chức thực hiện Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VIII điều chỉnh; giải pháp xây dựng, thực hiện Quy hoạch điện VIII thời gian tới.

Báo cáo về tình hình thực hiện Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh và phương hướng, kế hoạch thực hiện lập Quy hoạch điện VIII, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, sau gần 10 năm thực hiện Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh, ngành điện Việt Nam đã có bước phát triển nhanh, tương đối đồng bộ trong các lĩnh vực, bám sát các quan điểm phát triển và đã đạt được nhiều mục tiêu quy hoạch đề ra.

Theo đó, giai đoạn từ 2011 đến 2019, tốc độ tăng trưởng phụ tải điện của cả nước luôn duy trì ở mức cao, trung bình 10,5%/năm. Tính đến hết năm 2019, điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 239 tỷ kWh tăng 2,35 lần so với năm 2010. So với Quy hoạch điện VII điều chỉnh, sản lượng điện sản xuất ước thực hiện năm 2020 đạt khoảng 93,3% sản lượng quy hoạch, sản lượng điện thương phẩm đạt trên 91,6%.

Về lưới điện, đến cuối năm 2019, tổng chiều dài đường dây 500 kV là 8.496 km tăng 2,2 lần so với năm 2010; chiều dài đường dây 220-110 kV tăng từ 23.156 km lên 43.174 km (tăng 1,9 lần); dung lượng các trạm biến truyền tải cũng tăng khoảng 2,8 lần so với năm 2010.

Sau gần 5 năm thực hiện Quy hoạch điện VII điều chỉnh, lưới điện truyền tải được xây dựng đạt khoảng (70-90)% của cả giai đoạn 2016-2020. Công tác đầu tư đưa điện về nông thôn, miền núi, hải đảo được chú trọng và thực hiện vượt chỉ tiêu của Đảng và Chính phủ đề ra, góp phần quan trọng trong thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn ổn định chính trị, an ninh, chủ quyền biên giới và hải đảo…

Đối với xây dựng Quy hoạch điện VIII đáp ứng tiến độ và bảo đảm chất lượng, Quy hoạch điện VIII dự kiến sẽ được Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10/2020 và dự kiến được phê duyệt trong năm nay. Trong đó, phải bảo đảm tính khoa học, ổn định, chính xác, đồng bộ và linh hoạt; nâng cao tính khả thi của các đề xuất trong quy hoạch; tăng tính áp chế trong thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, việc thực hiện quy hoạch phải được coi là bắt buộc với các đơn vị được giao…

Tại phiên giải trình, các đại biểu đánh giá cao những đóng góp của ngành điện lực đối với quá trình xây dựng và phát triển KT - XH của đất nước trong suốt thời gian qua. Các vấn đề được nhiều đại biểu đề nghị Bộ Công Thương cần làm rõ, đó là việc giảm giá điện do ảnh hưởng của dịch COVID-19 được thực hiện như thế nào? Có chính sách gì để hỗ trợ giá điện đối với hộ nghèo, hộ chính sách xã hội? Cơ chế nào để khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, nhất là tư nhân tham gia phát triển ngành điện…

Giải trình các nội dung đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân do tác động của dịch COVID-19, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã ban hành công văn hướng dẫn về việc giảm giá điện, giảm tiền điện trong 3 tháng đối với khách hàng sinh hoạt, với các cơ sở lưu trú du lịch, các cơ sở được sử dụng để cách ly, điều trị bệnh nhân nghi nhiễm hoặc đã nhiễm COVID - 19. Theo báo cáo của EVN, trong thời gian 3 tháng, từ ngày 16/4 đến hết 16/7/2020, EVN đã thực hiện giảm giá điện, giảm tiền điện cho 27,3 triệu khách hàng.

Đối với hỗ trợ giá điện cho hộ nghèo, hộ chính sách xã hội, theo quy định tại Luật Điện lực, Nhà nước hỗ trợ giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt đối với hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg đã quy định: Hộ nghèo và hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt, mức hỗ trợ hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh.

Theo số liệu của Bộ Tài chính năm 2018, đã thực hiện hỗ trợ cho khoảng 1,807 triệu hộ nghèo, hộ chính sách xã hội; năm 2019 thực hiện hỗ trợ cho 1,605 triệu hộ.

Phát biểu tại phiên giải trình, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, vấn đề an ninh năng lượng đã được đề cập đến từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX, được định nghĩa vắn tắt là sự bảo đảm đầy đủ năng lượng dưới nhiều dạng khác nhau, sạch và rẻ. Nếu xét trên góc độ của định nghĩa này thì sự bảo đảm an ninh năng lượng của cả thế giới không phải là một vấn đề có thể giải quyết dễ dàng, kể cả trong hiện tại và tương lai của nhiều thập kỷ tới...

Những thách thức lớn với vấn đề an ninh năng lượng, cụ thể các nguồn tài nguyên có thể khai thác như than, dầu khí, thủy điện… cũng đã đến giới hạn, khả năng khai thác để tăng sản lượng thêm là rất khó khăn, không còn nhiều dư địa. Về quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, chấp hành quy hoạch còn có những hạn chế, có lúc có nơi chưa nghiêm; công tác phối hợp, điều hành, quản lý còn thiếu đồng bộ, chồng chéo, xung đột, thủ tục kéo dài. Về sử dụng, khai thác năng lượng của chúng ta còn chưa hiệu quả và lãng phí tài nguyên ở các mức độ khác nhau từ khâu khai thác, khâu sản xuất, chế biến, sử dụng năng lượng chưa cao…

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, trong thời gian tới, mục tiêu lớn nhất, bao quát nhất là phải bảo đảm năng lượng cho sự phát triển KT-XH, giữ vững an ninh - quốc phòng, có cơ cấu hợp lý, tăng trưởng theo chiều sâu và không để bị động vì thiếu năng lượng.

Do đó, chúng ta phải tập trung xử lý, giải quyết những tồn tại, vướng mắc để đưa 10 dự án điện chậm tiến độ vào vận hành; triển khai các tuyến truyền tải điện đã được phê duyệt, đã có quy hoạch trên nguyên tắc đã có dự án nguồn điện cần phải có dự án đường truyền để điện đi từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ một cách tốt nhất. Khẩn trương xây dựng, bổ sung, hoàn thiện và thông qua quy hoạch của ngành năng lượng nói chung và quy hoạch sơ đồ điện VIII nói riêng đảm bảo có tầm nhìn, có sự kế thừa sơ đồ điện VII điều chỉnh, có cơ cấu hợp lý, lấy hiệu quả làm chính, tránh tư tưởng cục bộ của các bộ, ngành, địa phương.

Đồng thời, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ hiện đại có khả năng tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm chi phí, giảm thải tác hại môi trường. Tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện giá bán buôn và bán lẻ điện đảm bảo các nguyên tắc của cơ chế thị trường, tính đúng, tính đủ và tạo nguồn lực tài chính để tái đầu tư ngành năng lượng, khắc phục cho được cách tính giá điện chưa hợp lý như hiện nay/

Nguyễn Hoàng