• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bảo đảm thu hồi tối đa tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát

(Chinhphu.vn) - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Trưởng đoàn kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo nhấn mạnh điều này tại Hội nghị triển khai Kế hoạch kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế tại Ban Cán sự Đảng TANDTC và Ban Cán sự Đảng VKSNDTC, chiều 29/11.

29/11/2018 19:35

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại buổi làm việc với Tòa án Nhân dân Tối cao. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Đợt kiểm tra này nhằm thực hiện Kế hoạch số 192-KH/BCĐTW của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng về việc thành lập các Đoàn kiểm tra công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế trong giai đoạn từ 1/1/2013 - 30/9/2018 và các bản án, quyết định của Tòa án trước ngày 1/1/2013 nhưng chưa được thi hành xong.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình nhấn mạnh: Mục đích, ý nghĩa của đợt kiểm tra lần này của Ban Chỉ đạo là thông qua công tác kiểm tra để đánh giá đúng về tình hình, kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; tìm ra những hạn chế, khó khăn, vướng mắc phát sinh từ thực tiễn công tác, từ đó có biện pháp thiết thực, hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản trong thời gian tới.

Thông qua công tác kiểm tra và thực tiễn công tác thu hồi tài sản để phát hiện những sơ hở, thiếu sót, bất cập trong cơ chế, chính sách về thu hồi tài sản, từ đó đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh thể chế, chính sách cho phù hợp, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện, bảo đảm thực thi công lý, thu hồi tối đa tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát cho Nhà nước và nhân dân.

“Để đạt được mục đích, yêu cầu nêu trên, trong điều kiện thời gian kiểm tra không nhiều, đòi hỏi chúng ta sẽ phải làm việc tập trung, nghiêm túc, trong đó việc chuẩn bị báo cáo tự kiểm tra của có ý nghĩa rất quan trọng, nếu báo cáo được chuẩn bị kỹ, đầy đủ nội dung theo đề cương hướng dẫn sẽ góp phần giúp công tác kiểm tra đạt kết quả tốt, đẩy nhanh thời gian kiểm tra và giúp cho công tác tổng hợp, xây dựng báo cáo của Đoàn kiểm tra đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu của Ban Chỉ đạo”, Phó Thủ tướng Thường trực nêu rõ.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu trong buổi làm việc với Viện Kiêm sát Nhân dân Tối cao. Ảnh: VGP/Lê Sơn

Công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế qua hoạt động xét xử của ngành tòa án ngày càng được quan tâm, những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực. Quá trình xét xử các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, ngoài việc giải quyết về tội danh và hình phạt, tòa án các cấp đã chú trọng kê biên, phong tỏa để bảo đảm công tác thu hồi tài sản trong các vụ án. Tuy nhiên, một số bản án đã có hiệu lực pháp luật từ nhiều năm, có yêu cầu đính chính, giải thích song đến nay vẫn chưa được giải quyết, đó là vấn đề báo cáo cần phân tích sâu thêm, nhất là tìm ra được hướng giải quyết đối với việc thi hành bản án.

Báo cáo của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cho biết: Thời gian qua, Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã tăng cường chỉ đạo viện kiểm sát nhân dân các cấp tăng cường các biện pháp để thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Kết quả, đã thu hồi hơn 14.000 tỷ đồng trên tổng số 76.000 tỷ đồng bị thất thoát, chiếm đoạt, kê biên và phong toả nhiều tài sản có giá trị khác để bảo đảm thu hồi tài sản cho Nhà nước.

Bên cạnh đó, viện kiểm sát nhân dân các cấp tích cực phối hợp với cơ quan điều tra, toà án nhân dân các cấp vận động và thuyết phục bị can, bị cáo và gia đình tự nguyện giao nộp, khắc phục thiệt hại để được xem xét giảm nhẹ hình phạt, hưởng khoan hồng của pháp luật.

Tuy nhiên, báo cáo của Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng thẳng thắn chỉ ra khó khăn trong thu hồi tài sản bị chiếm đoạt. Đó là, số tiền thu hồi thấp, tiến độ thu hồi còn chậm, còn để nhiều vụ việc kéo dài, nhiều vụ án tham nhũng, kinh tế có số tiền chiếm đoạt lớn nhưng không thể thu hồi do không còn tài sản, số tiền bị chiếm đoạt bị tẩu tán, chuyển cho người khác đứng tên với nhiều hình thức khác nhau…

Lê Sơn