• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Báo động trẻ bị ngộ độc chì do dùng thuốc nam

(Chinhphu.vn) - Trẻ bị ngộ độc chì do sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc phải nhập viện điều trị đang gia tăng. Nhiều trường hợp khi nhập viện, trẻ đã rơi vào tình trạng nguy kịch co giật, li bì và hôn mê.

27/11/2014 18:52
Cha mẹ không cho trẻ dùng những loại thuốc cam không rõ nguồn gốc.
Tại BV Nhi Trung ương (Hà Nội), trong 2 tháng gần đây, BV liên tục tiếp nhận nhiều trẻ bị nhiễm độc chì do dùng thuốc cam.

Theo BS Đào Hữu Nam, Khoa Hồi sức cấp cứu, mới đây, BV đã tiếp nhận 3 trường hợp bệnh nhi đều được phát hiện nhiễm độc khi các bé đã rơi vào tình trạng nguy kịch: co giật, li bì, hôn mê.

Trường hợp nhập viện gần đây nhất là cháu TNV (6 tháng tuổi ở Quốc Oai, Hà Nội). Trước đó, do sốt ruột vì trẻ biếng ăn, tăng cân kém, gia đình đã mua một lạng thuốc cam pha với nước cơm cho trẻ uống trong một tháng.

Đến ngày 24/11 vừa qua, thấy trẻ có biểu hiện co giật, kèm theo mệt mỏi, bỏ bú và rơi vào trạng thái li bì, tím tái, gia đình đã đưa vào viện. Kết quả các xét nghiệm cho thấy, cháu V bị nhiễm độc chì rất nặng. Trẻ được điều trị tích cực bằng thở máy, chống phù não kết hợp sử dụng thuốc thải chì, tuy nhiên sau gần 72 tiếng điều trị, trẻ vẫn chưa thoát cơn hôn mê.

Tại BV Bạch Mai, tính từ năm 2013 đến nay, số bệnh nhân đến khám ngộ độc chì ở mức báo động. Trong số 797 bệnh nhân có biểu hiện ngộ độc chì đến khám, có 179 trẻ em có hàm lượng chì trong máu cao hơn mức cho phép.

PGS.TS Phạm Duệ, Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai) cho biết, trẻ bị ngộ độc chì chủ yếu là do sử dụng thuốc nam của nhiều thầy lang trong cộng đồng.

"Qua xét nghiệm một số mẫu thuốc cam do bệnh nhân mang đến, có mẫu thuốc chứa tới 80% hàm lượng là chì, các mẫu còn lại trung bình từ 20-30% là chì”, PGS Phạm Duệ cho biết.

Không nên tự ý dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc cho trẻ

BS Đào Hữu Nam cho biết, chì là một chất rất độc hại cho sức khỏe, gây ra nhiều bệnh lý về thần kinh, huyết học, dạ dày-đường ruột, tim mạch và thận.

Khi xâm nhập cơ thể, kim loại này tích lũy lâu trong nội tạng (đặc biệt là xương) và phải mất hàng chục năm mới có thể thải trừ ra ngoài.

Tuy nhiên, do phần lớn trẻ bị nhiễm độc không có biểu hiện điển hình, nên nhiều gia đình thường chủ quan khi sử dụng thuốc cam cho trẻ.

BS Nam cũng cho biết, trẻ bị nhiễm độc chì thường có những biểu hiện rất đa dạng từ cấp tính-dễ nhận biết đến mạn tính-lâu dài, không điển hình.

Về thần kinh, trẻ có các biểu hiện cấp tính như: tăng kích thích, co giật, ngủ lịm từng lúc, hôn mê, liệt. Các biểu hiện lâu dài, không điển hình: chậm phát triển nhận thức, tinh thần, giảm khả năng nghe, thái độ hành vi kỳ dị, ít chơi, mệt mỏi, khó chịu, vô cảm, mất phối hợp, mất các kỹ năng học được, học kém,

Để phòng ngộ độc chì ở trẻ nhỏ, các gia đình không nên tự ý mua và sử dụng các thuốc nam không rõ nguồn gốc để uống, bôi cho trẻ.

Tuy nhiên, “nếu muốn sử dụng thuốc nam cho trẻ, các gia đình nên tìm đến các hiệu thuốc có đăng ký rõ ràng hoặc sử dụng những bài thuốc đã được cấp phép”, PGS Phạm Duệ khuyến cáo.

Thúy Hà