Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Theo bà Trang được biết Luật BHXH số 71/2006/QH11 quy định tất cả các cơ quan, đơn vị khi sử dụng lao động phải bắt buộc tham gia BHYT, BHXH. Bà Trang muốn biết, cơ quan UBND xã thuộc cơ quan hành chính nhà nước làm như vậy có đúng quy định không trong khi bà làm việc tại doanh nghiệp vừa và nhỏ đều được tham gia BHYT, BHXH.
Câu hỏi của bà Trang được luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau:
Tại Điều 2, Điều 3 Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc quy định:
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động, kể cả cán bộ quản lý, người lao động làm việc trong hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên.
- Người lao động là công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.
- Người lao động đã tham gia BHXH bắt buộc mà chưa nhận BHXH một lần trước khi đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bao gồm các loại hợp đồng sau đây: Hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp được phép hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài có đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nước ngoài; Hợp đồng cá nhân.
Người sử dụng lao động tham gia BHXH
Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang.
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác.
- Tổ chức, đơn vị hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
- Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
Đối tượng tham gia, mức đóng BHYT
Đối tượng tham gia BHYT được quy định tại Điều 12, Luật BHYT số 25/2008/QH12, trong đó có quy định tại khoản 1 Điều này như sau: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.
Tại điểm a, khoản 1, Điều 13 Luật BHYT quy định mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức tiền lương, tiền công tháng của người lao động, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi theo quy định của pháp luật về BHXH thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được tính vào thời gian tham gia BHYT liên tục để hưởng chế độ BHYT.
Trường hợp bà Lê Thị Thu Trang là cán bộ kế toán làm việc theo chế độ hợp đồng có thời hạn từ 3 tháng trở lên tại UBND xã (cơ quan nhà nước). Theo các quy định tại điểm a, khoản 1 và khoản 2, Điều 2 Luật BHXH, được hướng dẫn tại khoản 2, Điều 2 và khoản 2, Điều 3, Nghị định 152/2006/NĐ-CP thì bà Trang và UBND xã là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Đồng thời bà Trang là đối tượng tham gia BHYT theo quy định tại khoản 1, Điều 12 Luật BHYT. Bà Trang và UBND xã phải chịu trách nhiệm đóng BHYT theo mức quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 13 Luật BHYT.
Trường hợp người lao động và người sử dụng lao động không thực hiện đúng quy định của pháp luật về BHXH, BHYT là vi phạm.
Luật sư Trần Văn Toàn
VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội
* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.