Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
![]() |
“Kachiusa” đã khiến kẻ thù kinh hoàng. Những binh sĩ Đức còn sống sót sau lần đầu chịu đựng hỏa lực và tiếng gầm thét của “Kachiusa”, hầu như không còn tinh thần để chiến đấu nữa.
Trong chiến tranh thế giới thứ II, có các loại pháo phản lực BM-13, BM-8, và BM-31, MRLS … Trong chiến tranh lạnh, các nước phát triển như Nga, có BM-21 Grad 122mm . Điển hình đã sử dụng ở Gruzia. Ở Việt Nam, pháo phản lực như DKB các loại, nhiều khi pháo thủ không sử dụng dàn phóng mà tháo rời, tập kích hỏa lực, bắn ứng dụng cũng hiệu qủa bằng lối đánh “pháo binh luồn sâu”. (Đạn pháo phản lực gọi là rốc-két).
Nếu pháo phản lực bắn cường độ cao, nhiều ống phóng, có thể phá hoại hàng chục héc ta bình địa chỉ trong vài phút. Pháo phản lực là “khắc tinh” của sân bay, cảng biển, trận địa pháo, căn cứ quân sự, kho hàng, cầu phà, bến vượt…
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, pháo phản lực bắn loạt ngày càng được ưa chuộng và phát triển. Ngoài các đầu nổ lõm truyền thống, pháo phản lực bắn loạt ngày nay còn được trang bị nhiều loại đầu đạn khác nhau theo mục đích chiến đấu như: Đầu đạn chứa đạn chùm, đạn phá mảnh, rải mìn, đầu đạn có ngòi nổ sen-xơ và các hệ thống tên lửa chống tăng, thậm chí hệ thống M270 và HIMARS của Mỹ còn phóng được các tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
Chính nhờ sự tiến bộ và đa dạng của các loại đầu đạn đã nâng cao đáng kể hiệu quả tác chiến trên chiến trường. Thí dụ loại đạn của Nga 9M528, nó phóng đạn có dù nặng 235 kg, nổ phá sát thương, chứa 95,5 kg thuốc nổ mạnh, tầm bắn xa 90 km; loại 9M55K1, đầu đạn mẹ đạn con chống thiết giáp, tự tìm mục tiêu; 9M55K4, đạn rải mìn chống tăng.
Xu hướng phát triển các hệ thống pháo phản lực bắn loạt hiện nay là tăng tầm bắn . Công nghệ ngày nay cho phép ra đời các loại thép và chất dẻo chất lượng cao,cùng với nhiên liệu đẩy có tính năng vượt trội , giúp nâng tầm bắn của rốc-két lên từ 50% tới 100% mà không tăng trọng lượng hoặc giảm khối lượng đầu đạn. Hệ thống Grad sau khi nâng tầm bắn, đã đưa đạn đi xa gấp đôi (từ 20km lên 41km).
![]() |
Nâng cao độ chính xác của các hệ thống pháo phản lực bắn loạt cũng là một yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả của chúng trên chiến trường. Rốc-két có điều khiển tạo bước đột phá về độ chính xác của pháo phản lực bắn loạt so với trước đây. Các sen-xơ quán tính lắp trên đạn giúp hiệu chỉnh đường đạn chính xác hơn từ 3 tới 4 lần. Hiệu quả thực tế đã được chứng minh qua hệ thống Smerch và phiên bản Grad nâng cấp của Nga.
Đối với pháo phản lực bắn loạt, xe phóng là nhân tố quyết định hiệu năng của đạn. Các xe phóng sẽ có khả năng mang nhiều loại đạn khác nhau sử dụng các hệ thống định hướng quán tính và một loạt các thiết bị điện tử tự động kết nối, lấy thông tin về mục tiêu từ các phương tiện tác chiến khác trên chiến trường theo mốc thời gian thực (thông số thời gian tức thì), để bảo đảm sự chính xác và hiệu quả của các loạt bắn.
Đi đầu trong xu hướng phát triển và nâng cấp các hệ thống pháo phản lực bắn loạt là Liên bang Nga. Ngoài việc nghiên cứu chế tạo mới, Nga đã nâng cấp các hệ thống pháo phản lực bắn loạt phổ thông Grad (hiện đang trong trang bị của quân đội 65 quốc gia trên thế giới) lên chuẩn tương đương các hệ thống hiện đại của Mỹ, Bra-xin, Hàn Quốc .
Nga đã nâng cấp cỡ đạn rốc két lên đến 300mm như Smerch.
BM-30 của Nga là pháo phản lực mạnh nhất hiện nay, vượt rất xa các hệ thống của Mỹ (như M270 MLRS) về tất cả các đặc tính vận động, tự động hóa, tính toán, điều khiển, mục tiêu, tầm bắn, độ chính xác ... khi bắn BM-30 thực sự trút bão lửa kinh hoàng xuống đối phương
BM-30 mang theo các hệ thống cảm biến và tính toán mạnh. Có thể dùng máy bay không người lái cho phép tự trinh sát, tính toán và dẫn đường đầu đạn. Nhờ đó, nó hoạt động nhanh, mạnh và chính xác đến mức diệt xe tăng bằng đạn bắn loạt tầm xa từ 70-90 km. Hiện nay ngoài Nga, mới chỉ có Đức phát triển loại đạn này, như “đầu đạn mẹ mang đạn con” chống thiết giáp, tự tìm mục tiêu .
BM-30 có dàn ống phóng lắp trên xe 4 trục MAZ-543M, mỗi xe lắp 12 ống phóng 300mm, tốc độ bắn tối đa cả 12 đạn chỉ trong 10 giây, đến 20 giây. Nạp đạn lại hết 36 phút. Một tiểu đoàn có 4 xe phóng, bắn 48 đạn trong “box” hình vuông 800 x 800 mét (640.000 m²). Sai số đạn lớn nhất 150 mét, tầm xa nhất 70km.
Sự phát triển và nâng cấp, hiện đại hóa các hệ thống pháo phản lực bắn loạt cho thấy, các cường quốc quân sự vẫn tiếp tục đánh giá cao tính hiệu quả và tầm quan trọng của hỏa lực pháo binh trên chiến trường tương lai.
Xuân Nguyên
(Tổng hợp từ QSNN)