• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bảo tàng Chăm trưng bày hiện vật mới

(Chinhphu.vn) – Gần 100 hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẵng), trong đó nhiều hiện vật lần đầu tiên ra mắt đã bổ sung cái nhìn toàn cảnh hơn về văn hóa Champa trên dải đất miền Trung Việt Nam.

25/07/2015 18:06

Bộ sưu tập đầu tượng, chop tháp tại chuyên đề “Di tích Chăm tại Đà Nẵng”. Ảnh: VGP/Hồng Hạnh

Nhân kỷ niệm 100 năm thành lập, Bảo tàng Điêu khắc Chăm (Đà Nẵng) giới thiệu 3 chuyên đề trưng bày với nhiều cổ vật lần đầu được công bố, gồm di tích Chăm tại Đà Nẵng, cổ vật văn hóa Sa Huỳnh-Champa (của nhà sưu tầm Lâm Dũ Xênh) và văn khắc-chữ viết Chăm.

Với chuyên đề “Văn khắc-chữ viết Chăm”, bên cạnh văn tự trên bia đá thường thấy, du khách sẽ được thấy các văn bản chữ viết Chăm trên chất liệu giấy, lá buông.

Ở chuyên đề “Di tích Chăm tại Đà Nẵng”, các hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật khảo cổ tại các di chỉ Quá Giáng, Phong Lệ, Cấm Mít… được trưng bày cùng với nhiều hiện vật gốm, thạch anh, ngà voi, vàng… lần đầu tiên đến với công chúng.

Thạch anh, vàng, thủy tinh được phát hiện tại Cấm Mít và Phong Lệ lần đầu tiên ra mắt công chúng. Ảnh: Báo Đà Nẵng

Bộ sưu tập đầu tượng, chóp tháp thuộc di tích Quá Giáng cũng được bổ sung những hiện vật phong phú phát hiện qua khai quật năm 2014. Đó là bia chữ Chăm cuối thế kỷ IX (di tích Chăm ở Khuê Trung); bệ tượng có chạm hình cánh sen (chùa An Sơn); bệ thờ Indra (chùa Ngũ Hành Sơn) cũng được trưng bày, gợi cho người xem cái nhìn tổng quát về sự phân bố các di tích Chăm tại khu vực Đà Nẵng – nơi từng là cửa ngõ giao thương quan trọng từ thời Vương quốc Champa.

Còn chuyên đề “Cổ vật văn hóa Sa Huỳnh-Champa” là bộ sưu tập của nhà sưu tập Lâm Dũ Xênh (Quảng Ngãi), với nhiều hiện vật đặc trưng của văn hóa Sa Huỳnh như mộ chum, trang sức thủy tinh, thạch anh và hiện vật gốm, kim loại.

Ở đây, người xem sẽ hình dung được mối quan hệ tiếp nối giữa văn hóa Sa Huỳnh và Champa qua đặc trưng hoa văn, kiểu dáng và kỹ thuật chế tác thể hiện ở sản phẩm gốm.

Hồng Hạnh