• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bảo tàng văn hóa Phật giáo khai trương tại Đà Nẵng

(Chinhphu.vn) - Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên tại Việt Nam sẽ khánh thành ngày 24/12 tại TP. Đà Nẵng.

21/12/2015 10:27
Pho tượng mang phong cách Champa độc đáo khi được làm bằng chất liệu sắt trưng bày tại Bảo tàng.
Bảo tàng văn hóa Phật giáo có diện tích khoảng 700 m2, đặt tại tầng 2 của ngũ giác đài Sen Ngọc nằm trong khuôn viên chùa Quán Thế Âm (48 Sư Vạn Hạnh, Quận Ngũ Hành Sơn).

Đây là Bảo tàng văn hóa Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. Các hiện vật mang phong cách không chỉ của Việt Nam mà còn của khu vực Đông Nam Á, thậm chí cả Ấn Độ. Nhiều chất liệu hay những cổ vật độc bản lần đầu tiên bắt gặp.

Hơn 500 cổ vật Phật giáo, trong đó có hiện vật được đánh giá ngang tầm bảo vật quốc gia sẽ được trưng bày tại Bảo tàng văn hóa Phật giáo. Trong số 500 hiện vật được trưng bày, có 200 cổ vật được giám định mang nhiều nét văn hóa điêu khắc khác lạ. Đặc biệt, bảo tàng còn quy tụ nhiều cổ vật được người dân hiến tặng.

Tại bảo tàng, có nhiều cổ vật lần đầu tiên được đem ra trưng bày bao gồm nhiều bộ tượng Phật, tranh tượng, pháp khí đủ chất liệu như gỗ, đồng, đá, ngọc, gốm...; nổi bật có bộ tám tượng Phật Mật Tông, nhiều tượng Phật thời Champa với hình dáng đa dạng, bức tranh Đức Phật nhập Niết bàn...

Theo Thượng tọa Thích Huệ Vinh - trụ trì chùa Quán Thế Âm, để có thể thành lập được một bảo tàng như ngày hôm nay, nhà chùa phải cất công đi sưu tầm hiện vật khắp nơi trên cả nước.

Trước đó vào năm 2013 trong dịp triển lãm về văn hóa Phật giáo tại chùa Quán Thế Âm đã tình cờ phát hiện “kho báu” với hàng trăm hiện vật, cổ vật được gìn giữ cẩn thận tại chùa. Không lâu sau, Bảo tàng Đà Nẵng cử cán bộ trực tiếp sang để tìm hiểu, nghiên cứu. Nhiều cán bộ khá bất ngờ bởi số lượng hiện vật, cổ vật độc đáo, quý hiếm được nhiều đời nhà chùa sưu tập.

Và đến cuối năm 2014, UBND TP. Đà Nẵng đồng ý với kế hoạch xây dựng Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên tại Đà Nẵng và duy nhất của Việt Nam vào thời điểm hiện tại để đưa cổ vật đến gần hơn với công chúng.
Thu Minh