• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bảo tồn hệ sinh thái trọng điểm và các loài nguy cấp

(Chinhphu.vn) - Hưởng ứng thông điệp toàn cầu "Thập niên 2021-2030 là thập niên Liên Hợp Quốc về phục hồi hệ sinh thái", Việt Nam cùng với các tổ chức chuyên môn và các doanh nghiệp đã hợp tác với các hành động cụ thể trong nỗ lực bảo tồn các loài nguy cấp, phục hồi rừng, đại dương, cũng như cam kết phát thải zero...

29/07/2022 15:18
photo-1659069149862

Quang cảnh hội thảo - Ảnh: VGP/Lưu Hương

Sáng 29/7, tại Đà Nẵng đã diễn ra hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên" nhằm đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn cho các hệ sinh thái trọng điểm và các loài động vật hoang dã nguy cấp ở Việt Nam.

Thông tin tại hội thảo cho biết, Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao, gần 12.000 loài thực vật có mạch, 330 loài thứ, 918 loài và phân loài chim, 517 loài bò sát, gần 3.000 loài cá. Chỉ riêng vùng Tây Nguyên - Nam Trung Bộ có tới 36 khu vực đa dạng sinh học trọng yếu, hơn 3,76 triệu ha rừng tự nhiên, nhiều trung tâm đặc hữu thực vật, chim, bò sát, ếch nhái với nhiều loài đặc hữu. Ước tính sơ bộ hơn 5.000 loài thực vật. Có ít nhất 142 loài thú, 448 loài chim, hơn 120 loài bò sát và 84 loài lưỡng cư.

Tuy nhiên, với các áp lực đe dọa chính, như mất rừng và suy thoái sinh cảnh sống, suy giảm quần thể, ô nhiễm môi trường, bệnh dịch, biến đổi khí hậu, loài ngoại lai, săn bắn, bẫy bắt... trong đó đặc biệt có việc sử dụng tài nguyên không hợp lý, đã đe dọa đến 58,5% loài thực vật và 86,1% loài động vật. 

Hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đe dọa đến 52% số loài thực vật và 39,3% loài động vật. Phát triển khu dân cư và cơ sở hạ tầng đã đe dọa đến 49,3% loài động vật. Số loài bị đe dọa cấp độ toàn cầu phân bố ở Việt Nam theo sách Đỏ IUCN (năm 2021) là 891 loài động vật và 367 loài thực vật.

photo-1659069177585

Lực lượng chức năng tiêu hủy san hô do ngư dân khai thác trái phép trên vùng biển đảo Lý Sơn

PGS.TS. Võ Văn Minh, Chủ tịch Hội đồng trường đại học Sư phạm Đà Nẵng cho biết, hưởng ứng thông điệp toàn cầu "Thập niên 2021-2030 là thập niên Liên Hợp Quốc về phục hồi hệ sinh thái", Việt Nam cùng với các tổ chức chuyên môn lẫn các doanh nghiệp đã hợp tác với các hành động cụ thể trong nỗ lực bảo tồn các loài nguy cấp, phục hồi rừng, đại dương, cũng như cam kết phát thải zero...

Tuy nhiên, những cam kết, những nỗ lực của các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan vẫn chưa đủ mạnh để ngăn cản tác động của biến đổi khí hậu nói chung, cũng như áp lực kinh tế với tư duy khai thác tài nguyên để làm giàu nhanh; các dự án lấp sông, lấn biển khai thác quỹ đất bừa bãi; khai thác rừng tự nhiên "núp" dưới nhiều tên gọi dự án khác nhau; phát triển rừng sản xuất đơn loài ào ạt; phát triển công nghiệp và xả thải chất ô nhiễm ra môi trường...

Về nguyên nhân chủ quan là nguồn lực phục vụ quản lý đa dạng sinh học, quản lý rừng, quản lý đại dương còn quá mỏng so với trách nhiệm. Trong khi đó, các thủ đoạn tàn phá thiên nhiên môi trường để thu lợi quá mạnh. Mặt khác, vai trò của cộng đồng trong quản lý tài nguyên và môi trường vẫn còn nhiều hạn chế...

Đồng quan điểm, GS.TS Nguyễn Quảng Trường, Phó Viện trưởng Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (IEBR) cũng cho rằng, thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên thông qua các chính sách, giải pháp cụ thể, như thành lập hàng loạt khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển… cũng như có một loạt các chương trình bảo vệ các loài voi, linh trưởng, rạn san hô. 

Tuy nhiên, chúng ta đang phải đối diện với nhiều thách thức suy giảm hệ sinh thái trước áp lực phát triển kinh tế, việc săn bắt, sử dụng trái phép động vật hoang dã và biến đổi khí hậu… Đáng lo ngại là mức độ đe doạ cũng tăng lên theo thời gian.

Theo Sách Đỏ năm 2007, số lượng các loài đe doạ tuyệt chủng có khoảng 900, nhưng hiện nay ước tính tăng lên khoảng 1.200 loài, trong đó có một số loài chính thức bị tuyệt chủng như tê giác một sừng.

"Bên cạnh việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, loài thực vật, động vật hoang dã nguy cơ tuyệt chủng cũng rất cần sự chung tay của các cấp chính quyền và người dân bằng những hành động cụ thể không sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã, bảo vệ môi trường sống của các loài, giảm thiểu sử dụng năng lượng…", GS.TS Nguyễn Quảng Trường chia sẻ.

Tại hội nghị, các đại biểu cũng chia sẻ các giải pháp và mô hình hiệu quả trong bảo tồn động vật hoang dã và các hệ sinh thái quan trọng nhiều như mô hình bảo tồn loài chà vá chân xám tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai), bảo tồn rùa biển tại Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận), phục hồi hệ sinh thái cỏ biển miền Trung, quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Bình Sơn (Quảng Ngãi)…

Lưu Hương