• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bảo tồn, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước

(Chinhphu.vn) – Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị định về Bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước.

13/08/2018 16:49

Ảnh minh họa

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, đất ngập nước có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và thịnh vượng của loài người nhờ các chức năng: Nạp, tiết nước ngầm; lắng đọng trầm tích, độc tố; tích luỹ chất dinh dưỡng; điều hoà vi khí hậu; hạn chế lũ lụt; sản xuất sinh khối; duy trì đa dạng sinh học chắn sóng, gió bão và ổn định bờ biển, chống xói lở, hạn chế sóng thần.

Với diện tích khoảng 12 triệu ha, đất ngập nước phân bố ở hầu khắp mọi vùng sinh thái của Việt Nam. Tính đa dạng của các kiểu loại đất ngập nước ở Việt Nam đã góp phần tạo nên sự phong phú về loài có ý nghĩa đối với cả quốc gia và thế giới. Đến nay, Việt Nam có 1.028 loài cá, 848 loài chim, 800 loài động vật không xương sống ở hệ sinh thái nước ngọt và trên 11.000 loài sống ở hệ sinh thái đất ngập nước biển, ven biển, với 6.300 loài sinh vật đáy, 2.500 loài cá, 653 loài rong biển, trên 300 loài san hô, 94 loài cây ngập mặn, 15 loài rắn biển và 25 loài động vật biển có vú. Ở Việt Nam, các vùng đất ngập nước đã góp phần cung cấp lương thực, thủy sản cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu đạt gần 10 tỷ USD trong năm 2016. Do đó, việc bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước giàu tài nguyên và đa dạng sinh học của Việt Nam là một trong những mục tiêu phát triển bền vững của nước ta.

Tuy nhiên, thực tế quản lý đất ngập nước còn nhiều khó khăn do những nguyên nhân như sau: Các vùng đất ngập nước đang ngày càng bị tác động mãnh mẽ bởi các hoạt động phát triển kinh tế của con người và tác động của biến đổi khí hậu. Nhiều vùng đất ngập nước đã bị biến mất và diện tích các vùng đất ngập nước bị suy giảm do sức ép khai thác, sử dụng đất ngập nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên các vùng đất ngập nước gia tăng; giảm chất lượng đất và nước, thay đổi cấu trúc và chức năng dịch vụ hệ sinh thái ở nhiều vùng đất ngập nước trên toàn quốc; đa dạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng, số lượng các loài nguy cấp, quy hiếm đang ở mức đe doạ do đánh bắt quá mức. Theo Sách đỏ năm 2012 của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (www.iucnredlist.org), Việt Nam có ít nhất 135 loài đang bị đe dọa trên toàn cầu cư trú tại các sinh cảnh nước ngọt lục địa, bãi triều và ven biển.

Hệ thống pháp luật về đất ngập nước hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, nhiều văn bản quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành, lĩnh vực liên quan đến đất ngập nước còn thiếu sự thống nhất và chưa rõ ràng. Đặc biệt, Nghị định số 109/2003/NĐ-CP điều chỉnh trực tiếp đến quản lý đất ngập nước, tuy nhiên sau hơn 15 năm thực hiện, đã không còn phù hợp với bối cảnh chính sách và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn hiện nay. Cụ thể: 1- Nội dung về quản lý, phục hồi, sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước có giá trị đa dạng sinh học chưa được quy định đầy đủ, đặc biệt là khu bảo tồn vùng đất ngập nước, các khu Ramsar; 2- Thiếu quy định về cơ chế chia sẻ lợi ích các bên liên quan trong sử dụng tài nguyên đất ngập nước; 3- Thiếu các chính sách hỗ trợ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học vùng đất ngập nước; 4- Các căn cứ pháp lý của Nghị định đã thay đổi.

Nhận thức chưa đúng đắn về tầm quan trọng và giá trị đất ngập nước, nhiều vùng đất ngập nước còn bị coi là đất hoang hoá. Các chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất như chuyển từ đất cạn sang đất ngập nước (đắp đập thuỷ điện, hồ chứa, nuôi trồng thuỷ sản, quai đê lấn biển, tái định cư…) hoặc thiếu các quy định pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước, dẫn đến ô nhiễm, suy thoái, thu hẹp diện tích đất ngập nước tự nhiên và gây các tổn thất về kinh tế cũng như ảnh hưởng đến sinh kế của người dân.

Có nhiều cơ quan quản lý, từ Trung ương đến địa phương có chức năng, nhiệm vụ quản lý các hoạt động trên các vùng đất ngập nước, tuy nhiên, việc phân công còn có sự chồng chéo. Năng lực cán bộ, đặc biệt cán bộ chuyên môn về đất ngập nước vừa thiếu về số lượng, vừa hạn chế về trình độ. Chưa có cơ chế phối hợp trong quản lý đất ngập nước giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan, thậm chí ngay cả trong một ngành, lĩnh vực. Thêm vào đó, các nguồn lực về tài chính, đầu tư trong quản lý đất ngập nước còn thiếu nên đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả quản lý các hệ sinh thái, khu bảo tồn vùng đất ngập nước.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, việc xây dựng một Nghị định thay thế Nghị định số 109/2003/NĐ-CP là biện pháp cần thiết để thực hiện trách nhiệm quốc gia thành viên của Công ước Ramsar; các chính sách về bảo vệ môi trường, bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu nhằm giải quyết được các vấn đề bất cập hiện nay trong quản lý đất ngập nước, góp phần kiện toàn văn bản quản lý về đất ngập nước, nâng cao năng lực bảo tồn, sử dụng tài nguyên và chia sẻ lợi ích của đất ngập nước trong xã hội để đáp ứng với mục tiêu phát triển bền vững đất nước, thực hiện hiệu quả cam kết quốc tế về bảo tồn và sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước ở Việt Nam.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn