• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bảo tồn thiên nhiên - một năm nhìn lại

Tê giác một sừng tuyệt chủng. Voi rừng ở Đồng Nai chết liên tục. Những cánh rừng từng là lá chắn, đệm lũ đang bị chặt hạ. Xin đừng quên con người chỉ là một thành phần trong hệ sinh thái tự nhiên rộng lớn, và thiên nhiên không phải một kho tài nguyên vô tận mà ai cũng có thể mặc sức khai thác. Nhìn lại một năm bảo tồn thiên nhiên, những điều cần làm ngay và cần hành động lâu dài đâu phải ít.

30/12/2011 12:59
Bài học đau từ... tuyệt chủng tê giác
"Chúng ta sẽ không còn cơ hội nhìn thấy tê giác Java trên dải đất hình chữ S”, ông Christy Williams, điều phối viên Chương trình voi và tê giác châu Á của WWF đã xúc động phát biểu khi phải tuyên bố về sự tuyệt chủng của tê giác một sừng ở nước ta. Sinh cảnh sống bị mất. Con người truy đuổi. Viên đạn găm trên mình con tê giác cuối cùng được tìm thấy như một phát súng bắn vào... chính cái lỗ đang trống hơ trống hoác của việc bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm. Chưa kịp nguôi nỗi buồn tê giác tuyệt chủng thì những ngày cuối năm 2011 chúng ta lại "đau” bởi tình trạng voi chết liên tục ở Đồng Nai.
Trong cá thể voi cuối cùng ở rừng phòng hộ Tân Phú, trên địa bàn huyện Định Quán người ta tìm thấy 2 đầu đạn. Không ai dám chắc đàn voi còn lại sẽ "trụ” được bao lâu nữa khi mà phương án bảo tồn vẫn là số không.
Chưa nói đến chuyện động vật hoang dã tiếp tục "không cánh mà bay” khỏi những cánh rừng già, thì việc người dân bỗng dưng bắt được những động vật quý như sư tử biển ở Quảng Bình, baba khổng lồ ở Hà Nội lại là một chuyện đáng buồn khác. Sư tử biển thì chết, baba khổng lồ bị bán đi. Pháp luật và các nhà chức trách ở đâu trong những tình cảnh như thế? Cụ Rùa Hồ Gươm cũng vậy, nguồn lực thì nhiều, các nhà khoa học hăng hái, người dân ủng hộ. Nhưng chúng ta mới chỉ giải quyết được bài toán tình thế là chữa lành vết thương rùa Hồ Gươm mà vẫn bí trong phương cách duy trì nòi giống loài động vật đặc biệt này.
Vậy đâu là cách làm hay trong bảo tồn động vật hoang dã? Còn nhớ trước đây, việc nuôi gấu, lấy mật gấu là... chuyện diễn ra công khai giữa bàn dân thiên hạ. Nhưng những nỗ lực từ cộng đồng, sự hợp tác của nhiều ngành, đặc biệt là truyền thông, câu chuyện này được "lôi ra ánh sáng”. Và cách bảo tồn đã khả thi.
Ngổn ngang bảo tồn di sản địa chất
Có hai việc quan trọng trong công tác bảo tồn. Đó là bảo tồn những thứ tuyệt đối không được xâm hại như con tê giác hay con voi. Và bảo tồn vị nhân sinh là gắn bảo tồn với việc phát triển sinh kế cho người dân địa phương. Bảo tồn di sản địa chất rõ ràng là việc bảo tồn vị nhân sinh. Nhưng cũng đang ngổn ngang trăm mối.
Từ năm 2009, Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu đã đưa Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang thành Công viên địa chất toàn cầu. Sống ở giữa di sản thật đấy nhưng đây vẫn là một mảnh đất nghèo. Nghèo vì họ vẫn chưa nhận thức được hết giá trị mảnh đất quê hương mình và chưa tìm ra cách khai thác, sử dụng hợp lý các giá trị đó. Nghèo bởi công tác truyền thông tại chỗ yếu kém, nửa vời. Phần lớn dân bản địa vẫn "mù tịt” với khái niệm công viên địa chất.
Cái nghèo còn đeo bám ở những nơi được coi là di sản địa chất khác, ở các vườn quốc gia, ở các khu dự trữ sinh quyển khi người dân ở đó chưa nhận thức được hết giá trị mình đang có. Hồ Ba Bể, viên ngọc quý của thiên nhiên Việt Nam và thế giới đang "chết dần” bởi nạn khai thác quặng mỏ sắt. Vườn quốc gia Cát Tiên, và hàng chục vườn quốc gia khác đang bị nạn chặt phá rừng, săn bắn muông thú hoành hành mỗi ngày.
Chúng ta vẫn đang tìm kiếm phương thức để bảo vệ những di sản này. Vườn quốc gia Ba Vì- Hà Nội nơi đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nạn khai thác khoáng sản trong cả vùng lõi và vùng đệm. Nhưng điều mà Ba Vì đang làm được chính là tạo cho cộng đồng tham gia làm kinh tế bằng việc khai thác một số hình thức du lịch từ rừng. Còn rừng thì mới có cơ hội phát triển du lịch. Người dân lo bảo vệ rừng chính là bảo vệ nguồn sinh kế của họ.
Việt Nam được đánh giá cao trong hoạt động tái trồng rừng. Nhưng chúng ta vẫn không ngăn được sự suy giảm của những cánh rừng đầu nguồn. Một trong những nguyên do chính là sự phát triển ồ ạt các công trình thủy điện ở Việt Nam. Câu chuyện bảo tồn thiên nhiên vì thế còn cần rẽ sang một hướng khác khi mà việc bảo tồn lại nằm quá tầm tay của các địa phương. "Quyết sách” dù không thuộc về họ thì họ vẫn cần có vai trò trong giám sát bảo tồn thiên nhiên, đảm bảo an sinh môi trường..
Thủy điện, lũ , động đất và... hậu kiểm?
Các doanh nghiệp làm thủy điện mặc dù liên tục kêu lỗ, nhưng cái lỗ lớn hơn về môi sinh chính là những cánh rừng đã bị san phẳng cùng hệ lụy phía sau nó như ô nhiễm môi trường, tước đi sinh cảnh sống của các loài động thực vật, lũ, động đất. Ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm? Hẳn trong bản đánh giá tác động môi trường của các nhà máy thủy điện, những nhà chức trách làm tròn trách nhiệm của mình, song vấn đề hậu kiểm đang đặt ra những đòi hỏi trách nhiệm lớn. Phải làm định kỳ, phải quy trách nhiệm và phạt nặng những vi phạm.
Sự phát triển ồ ạt các công trình thủy điện ở Việt Nam trong những năm qua đã và đang đặt tài nguyên nước nói riêng và hệ sinh thái của các vùng đầu nguồn, các sông suối Việt Nam trong tình trạng báo động về cạn kiệt và suy thoái khó hồi phục.
Bài toán song hành giữa phát triển và bảo tồn đang cần những lời giải khả thi, sự vào cuộc đồng bộ hơn.