• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bảo vệ bản quyền sách trên không gian mạng

(Chinhphu.vn) - Vi phạm bản quyền sách đang trở thành một vấn nạn lớn. Các nước trong Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á kỳ vọng có tuyên bố chung góp phần ngăn chặn hành vi vi phạm bản quyền sách nói chung và sách trên không gian mạng nói riêng.

15/09/2023 22:56
Bảo vệ bản quyền sách trên không gian mạng - Ảnh 1.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc tế.

Tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề "Bảo vệ bản quyền sách trên không gian mạng" diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị thường niên Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á (ABPA) tổ chức ngày 15/9, ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ TT&TT) cho biết, bảo vệ bản quyền là một trong hai trụ cột (cùng với phát triển văn hóa đọc) để thúc đẩy ngành xuất bản phát triển.

Do vậy, Hội thảo này là cơ hội để ngành xuất bản cùng nhau trao đổi, thảo luận, chia sẻ các kinh nghiệm, giải pháp nhằm tạo kết quả hiện hữu, thiết thực trong việc bảo vệ bản quyền sách nói chung, bảo vệ bản quyền sách trên không gian mạng nói riêng.

Theo nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, mức độ lộng hành của sách giả, sách lậu hiện nay có thể gọi là "quốc nạn". Nó giống một thứ virus, liên tục bào mòn sức khỏe văn hóa, tinh thần của cộng đồng. Nhìn xa hơn, nạn sách giả, sách lậu còn làm xấu hình ảnh của đất nước, làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh nói chung và kinh doanh văn hóa của Việt Nam nói riêng.

Ông Arys Hilman Nugraha, Chủ tịch Hội Xuất bản Indonesia cũng cho biết, vi phạm bản quyền sách đã trở thành một vấn nạn lớn trong ngành xuất bản Indonesia. Thế giới kỹ thuật số rất dễ dãi với việc vi phạm bản quyền và sao chép bất hợp pháp. Các quy định không có lợi cho các nhà xuất bản sách.

"Hơn 75% thành viên của Hiệp hội Nhà xuất bản Indonesia (Ikapi) đã phát hiện sách của họ bị vi phạm bản quyền trên các chợ trực tuyến. Thủ tục khiếu nại và loại bỏ sách lậu khỏi chợ không hề dễ dàng. Các sàn thương mại thậm chí có thể trốn tránh trách nhiệm phân phối các sản phẩm bất hợp pháp", ông Arys Hilman Nugraha cho biết.

Năm 2019, 11 nhà xuất bản thuộc Ikapi báo cáo sách bị vi phạm bản quyền, thiệt hại lên tới 7,5 triệu USD. Con số thiệt hại thực tế chắc chắn còn lớn hơn khi số lượng thành viên Ikapi năm đó là khoảng 1.600 thành viên. 

Ông Atty. Dominador D. Buhain, Chủ tịch Hội Xuất bản Philippines cũng chia sẻ, tại Philippines, "những tên cướp" - những kẻ bắt chước và sao chép tràn lan các tác phẩm của người khác bất hợp pháp - đang nhắm mục tiêu vào ngành xuất bản.

Để ngăn chặn tình trạng này, Chính phủ Philippines đã cử một cơ quan phụ trách bảo vệ bản quyền. Cơ quan này nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục ý thức bản quyền và thúc đẩy các khuôn khổ pháp lý tạo ra sự thay đổi lâu dài trong việc giải quyết tình trạng vi phạm bản quyền. 

Với thực trạng trên, Ban Tổ chức Hội thảo kỳ vọng các nước trong Hiệp hội Xuất bản Đông Nam Á cùng nhau có tuyên bố chung góp phần ngăn chặn hành vi vi phạm bản quyền sách nói chung, trên không gian mạng nói riêng.

HM