• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bảo vệ những “chiến sĩ áo trắng “trước làn sóng thứ 2 dịch COVID-19

(Chinhphu.vn) – Trong khoảng 2 tuần qua, cả nước ghi nhận hơn 200 ca mắc COVID-19, trong đó có 14 nhân viên y tế tại Đà Nẵng. 3 bệnh viện công lớn nhất của Đà Nẵng cũng đã bị phong tỏa vì COVID-19, nhiều y, bác sĩ bị cách ly. Hơn bao giờ hết, các nhân viên y tế rất cần đến sự kề vai sát cánh, sự động viên và chia sẻ của tất cả người dân Việt Nam.

05/08/2020 17:33
Hơn bao giờ hết, các nhân viên y tế rất cần đến sự kề vai sát cánh, sự động viên và chia sẻ của tất cả người dân Việt Nam. Ảnh: VGP/Lê Bảo
Tại buổi tọa đàm “Bảo vệ chiến sĩ áo trắng trước làn sóng thứ 2 dịch COVID-19” do Công đoàn Y tế Việt Nam và Tạp chí Lao động và Công đoàn phối hợp tổ chức ngày 5/8, TS. Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam xúc động trước sự cống hiến của đội ngũ y, bác sĩ tại Đà Nẵng và chia sẻ, đối với các ca mắc COVID-19 mới phát hiện tại Đà Nẵng, số lượng thấp và ít không có nghĩa là dịch không còn lây lan. Bởi có những ca nhiễm có thể không có biểu hiện lâm sàng bên ngoài. Đại dịch COVID-19 cũng chưa thể chấm dứt ngay nên tất cả người dân cần cảnh giác.

“Hiện, một số bệnh viện ở Đà Nẵng đang là điểm nóng của dịch COVID-19. Qua hệ thống giám sát đã phát hiện các ca bệnh nhưng có những ca bệnh chưa phát hiện có thể đang ở trong người nhà bệnh nhân hoặc các cán bộ y tế”, TS. Kidong Park khuyến cáo. Hiện nay trên thế giới, không chỉ ở Việt Nam, nhiều quốc gia khác cũng đang phát hiện nhiều ca nhiễm trong cộng đồng. Sau khi thực hiện giãn cách, các quốc gia này đã kiểm soát được lây nhiễm. Các quốc gia cũng đang tăng cường các biện pháp hạn chế lây nhiễm.

PGS. TS Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam cho biết, ngay sau khi nắm được thông tin có 14 cán bộ y tế mắc COVID-19, Công đoàn ngành y tế đã hỗ trợ mỗi đoàn viên 2 triệu đồng và huy động doanh nghiệp hỗ trợ mỗi cán bộ 2 triệu đồng. Ngoài ra, Công đoàn ngành cũng đã hỗ trợ bằng quỹ xã hội từ thiện 50 triệu đồng tới các cán bộ bị cách ly tại Bệnh viện C Đà Nẵng, 50 triệu đồng tới Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 - nơi đang điều trị 25 ca mắc COVID-19 nặng. Đồng thời, đơn vị cũng đã có văn bản gửi tới 16 đơn vị y tế đang có cán bộ tăng cường tại miền Trung, trong đó công đoàn cần quan tâm đến gia đình những cán bộ làm nhiệm vụ, đặc biệt thống kê những gia đình có điều kiện khó khăn, vận động các cán bộ y tế ở lại hỗ trợ trực tiếp gánh vác trách nhiệm chung, tăng cường khen thưởng kịp thời đối với các cán bộ này.

Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ, việc cán bộ y tế phải bị cách ly là điều không ai mong muốn. Khi cách ly, các cán bộ y tế cũng lo lắng. Đáng lẽ họ đang là những người “cầm súng ra trận” nhưng khi cách ly họ không thể “cầm súng”, không được cống hiến và phải sống xa gia đình.

Chính vì thế, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam chia sẻ, sẽ làm hết sức có thể để chia sẻ với các cán bộ y tế trong cuộc chiến chống COVID-19. Dù không thể thực hiện khám chữa bệnh, nhưng ngay bên trong khu cách ly các cán bộ, nhân viên y tế vẫn có thể làm việc, tuyên truyền cho người dân thực hiện nghiêm hướng dẫn của Bộ Y tế để đẩy lùi dịch bệnh.

Thông tin về các biện pháp tránh lây nhiễm cho cán bộ, nhân viên y tế, ThS. Phạm Xuân Thành, Phó trưởng phòng thuộc Cục quản lý Môi trường y tế, Bộ Y tế cho biết, nhân viên y tế cần phải tuân thủ đúng quy định, tất cả các vật phẩm điều trị cần được xử lý riêng, có cảnh báo các chất thải lây nhiễm để trong thùng màu vàng. Đặc biệt, đối với rác thải của bệnh nhân mắc COVID-19 chỉ được chứa tới 3/4 thùng và buộc kín trước khi đi xử lý, đồng thời, thực hiện phân loại rác tại nguồn, di chuyển rác từ phòng đến khu lưu giữ ở một thời điểm nhất định, ít có bệnh nhân và người nhà qua lại. Việc vận chuyển đến khu lưu trữ cần phải sử dụng phương tiện chuyên biệt, có nắp đậy, tất cả rác thải này phải được xử lý hàng ngày.

Đối với thi hài của người mắc COVID-19 phải bảo đảm không phát tán mầm bệnh trong quá trình vận chuyển, thực hiện hỏa táng ngay, càng sớm càng tốt. Thi hài của người bệnh có thể được khâm niệm trong vòng 24h, người tham gia xử lý phải được trang bị đẩy đủ phương tiện bảo vệ, chỉ những người được hướng dẫn đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn mới được tham gia. Ngoài ra, cần xử lý khử khuẩn các vật dụng trong buồng bệnh của bệnh nhân nhằm tránh phát tán virus ra bên ngoài.

Hiền Minh