• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bảo vệ rùa biển: S.O.S

Bảo vệ rùa biển khỏi nguy cơ tuyệt chủng là việc cần thiết hiện nay. Ảnh: Q.VIỆT

24/05/2011 10:26
Nguy cơ tuyệt chủng của rùa biển là rất cao. Tuy nhiên, công tác bảo tồn và cứu hộ rùa biển đang gặp nhiều khó khăn.
Nguy cơ tuyệt chủng
Theo nhiều tư liệu khoa học, rùa biển đã tồn tại cách đây hơn 200 triệu năm, trước cả loài khủng long vốn tuyệt chủng đã lâu. Môi trường sống và thức ăn của rùa biển rất đa dạng, bởi vậy sự suy giảm hay phát triển của quần thể này phần nào phản ánh rõ chất lượng môi trường nơi chúng đang sinh sống. Sinh trưởng ở các khu vực bờ biển, các rạn san hô và xung quanh các thảm cỏ biển, loài “sứ giả của đại dương” này góp phần quan trọng vào việc duy trì sự ổn định của hệ sinh thái cỏ biển, tăng cường nhiều hợp chất trong các loại hải sản và duy trì cấu trúc, chất lượng, đa dạng sinh học của hệ sinh thái rạn san hô. Vậy nên, bảo vệ rùa biển là một việc làm cần cấp thiết thực hiện.
Trong tự nhiên, rùa biển đang phải đối diện với nhiều mối nguy hại đe dọa sự sống. Ông Chu Thế Cường, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường biển, Viện Khoa học - Công nghệ Việt Nam cho biết: “Các loài bò sát và các loài ăn thịt khác sống dưới biển là khắc tinh của rùa khi chúng còn nhỏ. Vượt qua được những mối nguy hại này, đến tuổi trưởng thành, rùa phải đối mặt với những cuộc săn tìm, giết hại của con người. Rất nhiều sản phẩm thương mại được chế biến từ rùa biển đã được bày bán khắp cả nước. Kèm theo đó là các hoạt động bất hợp pháp khác như tổ chức xuất, nhập khẩu mai rùa biển nhằm cung ứng cho nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước…”.
Vùng biển Quảng Nam vốn là nơi trú ngụ và tập trung sinh sản của 3 loài rùa biển là vích, đồi mồi và rùa da. Theo lời kể của nhiều ngư dân khu vực biển Bàn Than (Tam Hải, Núi Thành), từ khoảng 15 - 20 năm trước đây, từ tháng 3 đến tháng 7 âm lịch, vào những ngày có mưa dông, họ thường nhìn thấy rùa biển lên bờ đẻ trứng. Thế nhưng, do không ý thức được tầm quan trọng trong việc sinh tồn của rùa biển, nhiều ngư dân đã thu lượm và sử dụng trứng rùa. “Khi đến tuổi trưởng thành, mặc dù được trang bị nhiều khả năng ứng biến với hoàn cảnh sống, nhưng rùa cũng đã bị khai thác không chủ ý bởi các nghề khai thác thủy sản khác. Ngoài việc mắc lưới không chủ ý dẫn đến tử vong, nạn ô nhiễm môi trường, ánh sáng đèn, các công trình bảo vệ bờ biển, các tổ hợp nhà hàng, khách sạn ven biển… đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và cản trở việc sinh sản của rùa biển” - bà Bùi Thị Thu Hiền, cán bộ Chương trình biển và vùng bờ (Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam) cho biết.
Tiếp sinh cho rùa
Theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế tại Việt Nam, trong việc thực hiện 6 mục tiêu của kế hoạch hành động quốc gia bảo tồn rùa biển năm 2010 đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Cụ thể, công tác giảm thiểu các nguyên nhân gây tử vong cho rùa biển; quản lý các bãi đẻ và nơi ấp trứng; bảo vệ, quản lý và phục hồi các nơi sinh cư của rùa; nghiên cứu và giám sát các hành động khai thác hải sản của ngư dân; tăng cường hợp tác trong nước, khu vực và quốc tế trong việc nâng cao ý thức của cộng đồng về bảo vệ rùa biển… đã tác động có chiều sâu đến việc bảo tồn rùa biển ở nhiều địa phương trong nước. Tuy nhiên, các cơ sở dữ liệu về rùa biển ở Việt Nam nói chung; hình thức tuyên truyền và nâng cao ý thức của cộng đồng; cơ chế pháp lý và vấn đề xử lý vi phạm trong bảo tồn rùa biển vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, việc bảo vệ các bãi biển sinh sản của rùa; cơ sở vật chất và chất lượng công tác bảo tồn tại các bãi sinh sản của rùa biển; các mối đe dọa đến các quần thể rùa biển: biến đổi khí hậu, mất cân bằng giới tính trong tự nhiên; cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại các bãi biển; xử lý thương tật cho rùa biển bị nhốt lâu năm… vẫn phải tiếp tục hoàn thiện thêm.
Thông tin về phương thức bảo tồn rùa biển, ThS. Chu Mạnh Trinh, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm cho biết: “Trong suốt vòng đời, rùa biển trải qua nhiều nơi sinh cư khác nhau: bãi cát ven biển, ngoài khơi, vùng biển nông gần bờ. Thức ăn của rùa biển chủ yếu là các loại giáp xác thân mềm và bọt biển. Rùa cũng rất cần khu vực an toàn để giao phối trước khi đẻ trứng, nên trong việc bảo vệ môi trường sống của rùa thì vai trò của khu bảo tồn biển là hết sức cần thiết. Để tiếp sinh cho rùa biển thì việc “kiện toàn” nơi sinh sống và sinh nở an toàn, cung cấp thức ăn đầy đủ, chăm sóc, cứu hộ rùa, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ rùa ở ngư dân là điều cần thiết”.
Theo PGS - TS. Nguyễn Chu Hồi, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Biển và hải đảo Việt Nam, để phòng và chữa bệnh tốt nhất cho rùa biển thì vai trò của trung tâm cứu hộ rùa là không thể phủ định. Qua đó, nếu có đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện và đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên môn thì việc nuôi dưỡng, chăm sóc và cứu chữa cho rùa biển nhằm bảo tồn loài sinh vật quý hiếm này sẽ đạt được bước tiến triển mới.
Quang Việt - Bích Liên
Ngày nay, trên phạm vi toàn cầu chỉ còn lại 7 loài rùa biển, 5 trong số đó chỉ có 3 loài tìm thấy ở Quảng Nam, điều đó cho thấy nguy cơ tuyệt chủng của rùa biển rất cao.