• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bảo vệ trẻ em khỏi những thông tin và ứng dụng độc hại từ Internet

(Chinhphu.vn) – Đó là biện pháp được đề xuất trong dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, công bố lấy ý kiến nhân dân thay thế Nghị định số 97/2008/NĐ-CP.

04/05/2012 16:16

Bảo vệ trẻ em khỏi những thông tin và ứng dụng độc hại từ Internet. Ảnh minh họa

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet và quản lý thông tin điện tử trên Internet đã tạo ra một hành lang pháp lý tích cực, thúc đẩy Internet phát triển.

Mặt tích cực là việc phổ cập dịch vụ Internet tới khắp vùng miền, tới học sinh, sinh viên và người thu nhập thấp, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo… Qua đó, góp phần quan trọng trong sự phát triển xã hội và con người, cả về phương diện trí tuệ, nâng cao hiểu biết về văn hóa lẫn gắn kết cộng đồng. Nhờ đó, Việt Nam đã được xếp vào 1 trong 20 nước có số người sử dụng Internet cao nhất thế giới.

Nhiều tác động tiêu cực từ Internet

Tuy nhiên, kể từ khi trò chơi trực tuyến phát triển mạnh và bùng nổ nội dung thông tin độc hại trên Internet thì vấn đề quản lý đại lý Internet và chơi game trực tuyến đã trở nên “nóng”. Tính đến thời điểm hiện tại, trên cả nước đã có khoảng 36.000 đại lý Internet, hiện tượng chơi game thâu đêm suốt sáng tại các đại lý và học sinh bỏ học chơi game, gây ra nhiều lo lắng, bức xúc cho người dân, gia đình xã hội.

Mặt tiêu cực khác là trò chơi trực tuyến còn là nguyên nhân gây nghiện game, nhất là những nội dung bạo lực trong game đã tác động xấu đến sức khỏe và nhân cách của người chơi đặc biệt là thanh thiếu niên, cũng như gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của nền văn hóa và trật tự xã hội.

Thực tiễn đó đòi hỏi phải có chính sách giáo dục, tuyên truyền giúp người chơi tự ý thức và tránh được những tác động tiêu cực của Internet. Tuy nhiên, về mặt pháp lý, trong Nghị định 97/2008/NĐ-CP các vấn đề giáo dục tuyên truyền, hướng dẫn người sử dụng Internet sao cho có ích chưa được đề cập. Đồng thời, trong quy định hiện hành cũng còn thiếu vắng khuôn khổ pháp lý và những biện pháp cần thiết để bảo vệ người sử dụng Internet, đặc biệt là trẻ em khỏi những thông tin và ứng dụng độc hại từ Internet.

Hướng dẫn học sinh, sinh viên sử dụng Internet vào các hoạt động có ích

Do vậy, để chấn chỉnh những bất cập nêu trên, bên cạnh một số quy định mới về tăng cường quản lý trò chơi điện tử trên mạng; quản lý đại lý Internet,… Bộ Thông tin và Truyền thông đề xuất quy định về quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với việc đăng tải hoặc sử dụng thông tin trên mạng và các biện pháp tăng cường bảo vệ người sử dụng Internet.

Theo đó, dự thảo quy định rõ: Tổ chức, cá nhân là chủ các trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử cá nhân phải chịu trách nhiệm về các thông tin cung cấp, lưu trữ trên trang thông tin điện tử của mình, bao gồm cả thông tin công cộng do tổ chức, cá nhân khác đưa lên hoặc thông tin qua đường liên kết trực tiếp.

Một điểm rất quan trọng là đối với người sử dụng cung cấp thông tin công cộng lên các mạng xã hội, diễn đàn hoặc khi sử dụng một số dịch vụ yêu cầu phải xác định tuổi thì người sử dụng phải đăng ký thông tin cá nhân.

Đặc biệt, ngoài các nội dung quy định về quyền và trách nhiệm của người sử dụng, dự thảo còn đưa ra một biện pháp để chủ động bảo vệ người sử dụng Việt Nam đặc biệt là trẻ em. Theo đó Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Bộ Công an và các Bộ ngành triển khai các biện pháp ngăn chặn, xử lý các thông tin có nội dung bị cấm, cũng như triển khai các biện pháp nhằm bảo vệ trẻ em, thanh thiếu niên khỏi những thông tin và ứng dụng độc hại trên Internet.

Đồng thời, dự thảo giao các Bộ Giáo dục và Đào tạo; Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật về Internet cho sinh viên, học sinh các cấp. Cũng như hướng dẫn, tạo điều kiện, khuyến khích sinh viên, học sinh sử dụng Internet vào các hoạt động có ích, thiết thực trong học tập, cuộc sống của bản thân và gia đình.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý.

Trần Mạnh

Tin liên quan:

Đề xuất quy định quản lý trò chơi điện tử trên mạng