• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số dưới 10.000 người

(Chinhphu.vn) - Hỗ trợ cải thiện tình trạng dân số của các dân tộc thiểu số rất ít người cả về số lượng và chất lượng, nhằm đạt được mức sinh thay thế, giảm mạnh tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ em, giảm mạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi, nâng cao chất lượng dân số, đảm bảo sự phát triển đồng đều và bình đẳng giữa các dân tộc.

27/09/2019 09:07
Ảnh minh họa

Đây là mục tiêu Đề án “Bảo vệ và phát triển các dân tộc thiểu số dưới 10 nghìn người theo hướng bình đẳng, đồng đều giữa các dân tộc” do Ủy ban Dân tộc dự thảo.

Cụ thể, Ủy ban Dân tộc đề xuất mục tiêu đến năm 2025: Về truyền thông, ít nhất 70% cộng tác viên dân số, Y tế thôn bản, cán bộ dân số ở trạm y tế xã, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số rất ít người (DTTSRIN) được cung cấp thông tin, kiến thức về dân số - kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, bà mẹ trẻ em.

Về tiếp cận dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản, giảm bình quân từ 2-3%/năm số cặp tảo hôn và hôn nhân cận huyết; 35% thanh niên được tư vấn tiền hôn nhân; 35% được khám sức khỏe tiền hôn nhân nhằm phát hiện các bệnh về truyền nhiễm, HIV; giảm 50% thai phụ sinh con tại nhà và tỷ suất chết mẹ, trẻ sơ sinh, khám quản lý thai nghén được chăn sóc y tế; tỷ suất chết mẹ/100.000 trẻ đẻ sống giảm 25%; khám và quản lý thai nghén được chăm sóc y tế; tối thiểu có 35% thai phụ được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 50% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất.

Về dinh dưỡng, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bà mẹ mang thai, giảm bình quân từ 1,5-2%/năm trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (nhẹ cân và thấp còi); giảm từ 2- 4% tỷ lệ chết trẻ em dưới 1 tuổi. Về giáo dục, nâng cao tỷ lệ trẻ em đến lớp ở nhóm tuổi mẫu giáo; nâng tỷ lệ người dân tộc thiểu số rất ít người độ tuổi 15-60 biết chữ đạt 95%; có 90% số người mới biết chữ tiếp tục tham gia học tập để củng cố vững chắc kết quả biết chữ.

Ủy ban Dân tộc dự kiến sẽ thực hiện Đề án trong 10 năm, từ năm 2020 đến năm 2030. Phạm vi thực hiện: Vùng dân tộc thiểu số trên phạm vi toàn quốc trong đó chú trọng địa bàn 13 tỉnh có dân tộc thiểu số rất ít người cư trú: Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Kon Tum.

Xây dựng mô hình thí điểm nâng cao chất lượng dân số

Thực hiện mục tiêu trên, Ủy ban Dân tộc đề xuất nhiều giải pháp. Trong đó, xây dựng mô hình thí điểm nâng cao chất lượng dân số ở một số dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người.

Cụ thể, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở thể thao trong các trường học và thôn xóm, khuyến khích phát triển dụng cụ thể thao cho cộng đồng; xây dựng mô hình lan tỏa về thực hiện chính sách dân số, “kết bạn phương xa” để tránh hôn nhân cận huyết; hỗ trợ làm xét nghiệm phát hiện người có ghen bệnh và bị bệnh tan máu bẩm sinh.

Đồng thời, xây dựng mô hình giáo dục cộng đồng trang bị kiến thức y tế, sức khỏe sinh sản cho chị em phụ nữ, giáo dục kỹ năng, kiến thức cơ bản cho người yếu thế của các DTTSRIN, mô hình bảo tồn/lưu giữ văn hóa truyền thống (Câu lạc bộ dân ca, dân vũ, làng nghề truyền thống…)

Dự kiến sẽ chi cho hoạt động này 158,75 tỷ đồng.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.                                          

Tuệ Văn