Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Từ khoảng 5 năm trước, tức vào khoảng đầu năm 2019, cụm từ Basel III đã trở nên nóng bỏng trong giới ngân hàng Việt sau khi NHNN "bấm nút" thông qua kết quả thực hiện Basel II tại một số ngân hàng thương mại.
Trước thời điểm đó, dù các chuẩn mực của Basel II vẫn khiến các ngân hàng Việt Nam gặp khó nhưng Thông tư số 41 năm 2016 quy định tỉ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II cùng với Thông tư số 13 năm 2018 của NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ đã giúp nhiều ngân hàng dần chinh phục được Basel II. Thành quả bước đầu trong việc triển khai Basel II đã khích lệ cộng đồng ngân hàng tiếp tục nghiên cứu sâu hơn để thử nghiệm Basel III.
Vì sao Basel III lại quan trọng khiến ngân hàng Việt Nam ráo riết thực hiện đến vậy?
Thứ nhất, Basel III ra đời nhằm bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng. Quay lại lịch sử có thể thấy, Basel III ra đời năm 2010 trong bối cảnh nền tài chính toàn cầu vừa trải qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009. Đi qua cuộc khủng hoảng cũng là lúc chuẩn mực Basel III với hàng loạt quy định như chiếc phễu lọc các rủi ro, giúp hệ thống ngân hàng không gặp lại biến cố tương tự. Khác với các chuẩn mực Basel I, II ra đời trước đó, Basel III yêu cầu ngân hàng xác định rõ ràng một mức độ an toàn vốn, tính thanh khoản và đòn bẩy.
Thứ hai, Basel III sẽ giúp ngân hàng chống chịu được các biến cố bất thường. Muốn đáp ứng được chuẩn mực Basel III, ngân hàng bắt buộc phải chuẩn bị lượng vốn dồi dào hơn, chấp nhận đệm dự phòng lớn hơn để giảm rủi ro cho hoạt động. Đổi lại, ngân hàng sẽ tăng được khả năng thanh khoản, có đủ đệm vốn dự trữ để chống chịu được các biến động bất thường của thị trường tài chính.
Thứ ba, Basel III là chuẩn mực quốc tế nên đáp ứng được chuẩn mực này, ngân hàng sẽ dễ dàng huy động vốn quốc tế. Do Basel III là một chuẩn mực trong lĩnh vực được nhiều ngân hàng thế giới áp dụng nên một khi ngân hàng đáp ứng được các điều kiện của chuẩn mực này thì ngân hàng sẽ dễ dàng tiếp cận thị trường vốn quốc tế.
Chính bởi tầm quan trọng của Basel III, mặc dù việc áp dụng Basel III là không hề dễ dàng, thậm chí phải hy sinh một phần nguồn vốn để tăng mức độ an toàn nhưng nhiều ngân hàng Việt Nam đã ráo riết thử nghiệm chuẩn mực này từ rất lâu.
Cho đến hiện tại, mới rất ít ngân hàng công bố hoàn thành các chỉ tiêu trong chuẩn mực Basel III.
Khoảng năm 2018, khá nhiều ngân hàng như HDBank, OCB, VIB… đã lấy những chỉ tiêu quan trọng trong Basel III để làm kim chỉ nam phấn đấu, thử nghiệm ngay trong giai đoạn tăng tốc Basel II. Bởi thế, cho đến nay, dù Basel II mới về đích được ít lâu thì một số ít ngân hàng đã sớm chinh phục được một phần hoặc toàn bộ các tiêu chí ngặt nghèo của Basel III.
Là một trong những ngân hàng tiên phong ứng dụng, hoàn thành Basel II từ rất sớm, HDBank cũng vừa công bố chính thức chinh phục bộ chuẩn mực Basel III và sẽ áp dụng toàn diện vào quản trị kinh doanh, quản trị ngân hàng. Thực tế, trước bản công bố chính thức áp dụng Basel III, HDBank đã nhiều lần bày tỏ quyết tâm ứng dụng sớm Basel III vào hệ thống. Ngoài việc luôn tăng cường chất lượng nguồn vốn, chất lượng tài sản, khả năng sinh lời thì HDBank đặt nhiệm vụ hoàn thiện hệ thống các chính sách, quy trình và đặc biệt là ứng dụng công nghệ để giám sát, dự báo sớm và cảnh báo kịp thời mọi rủi ro.
"Bước đệm" cho Basel III được ngân hàng thực thi những năm qua là duy trì hệ thống kiểm soát với 3 trụ cột là tính hệ số CAR theo Basel; áp dụng đánh giá nội bộ mức đủ vốn – ICAAP và minh bạch thông tin... Đặc biệt, rào cản lớn nhất của Basel III cho các ngân hàng là nâng tỷ trọng vốn cấp I lên mức tối thiểu 6% thì ngân hàng đã chinh phục được rất sớm.
Hiện, HDBank là một trong những ngân hàng hiếm hoi được đánh giá là đạt độ an toàn cao trong mọi hoạt động kinh doanh, quản trị với tỉ lệ an toàn vốn CAR đạt 13,4%; tỉ lệ nợ xấu riêng lẻ (theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN) của HDBank đạt 0,96%; tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn là 8,4%, thấp hơn mức 34% theo quy định; tỉ lệ dư nợ/huy động là 81,1% so với mức quy định tối đa 85%...
PD