• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bất chấp COVID-19, Quảng Đông vẫn là địa phương của Trung Quốc có quy mô thương mại lớn nhất với Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Mặc dù chịu tác động bởi dịch bệnh COVID-19, Quảng Đông vẫn là địa phương Trung Quốc có quy mô thương mại lớn nhất với Việt Nam, kim ngạch song phương năm 2021 đạt 47,42 tỷ USD, tăng 16,2% và chiếm tỉ trọng hơn 1/4 tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.

29/06/2022 19:11
Bất chấp COVID-19, Quảng Đông vẫn là địa phương của Trung Quốc có quy mô thương mại lớn nhất với Việt Nam - Ảnh 1.

Hội nghị lần thứ 8 kiểm điểm tình hình hợp tác giữa các bộ ngành, địa phương Việt Nam và tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

Ngày 29/6, Hội nghị lần thứ 8 kiểm điểm tình hình hợp tác giữa các bộ ngành, địa phương Việt Nam và tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã diễn ra theo hình thức trực tuyến.

Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu và Phó Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc Wang Xi (Vương Hy) đồng chủ trì. Tham dự Hội nghị có Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, đại diện các bộ, ngành, địa phương hai bên.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh, tỉnh Quảng Đông có vị trí đặc biệt trong lịch sử quan hệ hai Đảng, hai nước Việt Nam - Trung Quốc, là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhiều nhà lãnh đạo tiền bối của Việt Nam từng học tập và hoạt động cách mạng. Đảng, Nhà nước Việt Nam nhất quán coi trọng giữ gìn và phát huy tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước, mong muốn đưa quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực với Trung Quốc, trong đó có tỉnh Quảng Đông không ngừng phát triển đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững.

Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu bày tỏ vui mừng và đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ hợp tác thực chất Việt Nam - Trung Quốc nói chung, giữa các bộ ngành, địa phương của Việt Nam với tỉnh Quảng Đông nói riêng. Theo đó, mặc dù chịu tác động bởi dịch bệnh COVID-19, Quảng Đông vẫn là địa phương Trung Quốc có quy mô thương mại lớn nhất với Việt Nam, kim ngạch song phương năm 2021 đạt 47,42 tỷ USD, tăng 16,2% và chiếm tỉ trọng hơn 1/4 tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc. Vốn FDI đăng ký của doanh nghiệp Quảng Đông vào Việt Nam trong giai đoạn 2019 - 2020 đạt gần 2 tỷ USD.

Về phương hướng, trọng tâm hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương Việt Nam với tỉnh Quảng Đông thời gian tới, Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu bày tỏ, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới, khu vực đang có những chuyển biến nhanh chóng, cách mạng công nghiệp 4.0 đang mang lại những cơ hội và thách thức mới, hai bên cần tích cực phát huy tinh thần sáng tạo, chủ động, tiên phong tìm kiếm những lĩnh vực, phương thức hợp tác mới, tận dụng tối đa tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên, tranh thủ hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới của khu vực để mở rộng và nâng cao chất lượng hợp tác.

Thứ trưởng đề nghị hai bên tăng cường giao lưu, tiếp xúc các cấp, các ngành; tích cực thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển giữa khuôn khổ "Hai hành lang, Một vành đai" và "Quy hoạch vùng vịnh lớn Quảng Đông – Hongkong - Macau"; đẩy mạnh kết nối giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, hàng không để bảo đảm ổn định chuỗi cung ứng, sản xuất giữa hai nước và khu vực; mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp công nghệ cao, kinh tế số, thương mại điện tử...

Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu khẳng định, Việt Nam hoan nghênh và sẵn sàng tạo thuận lợi để doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp có thực lực của Quảng Đông mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong các dự án, lĩnh vực công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao; đề nghị Chính quyền tỉnh Quảng Đông tiếp tục tạo thuận lợi, mở rộng nhập khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam; tạo điều kiện cho doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng Việt Nam tham dự các triển lãm, hội chợ xúc tiến thương mại quốc tế quy mô lớn tổ chức tại Quảng Đông.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Đông Vương Hy khẳng định Quảng Đông đặc biệt coi trọng việc tăng cường và phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị, thực chất với các bộ, ngành, địa phương Việt Nam; bày tỏ vui mừng trước những thành quả hợp tác tốt đẹp thời gian qua và tin tưởng sâu sắc vào tiềm năng, triển vọng phát triển to lớn của hai bên trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19. 

Phó Tỉnh trưởng Vương Hy nhấn mạnh, hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) chính thức có hiệu lực đang mang lại những cơ hội mới to lớn cho Quảng Đông và các địa phương Việt Nam. 

Đề nghị hai bên đẩy mạnh hơn nữa hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại, đầu tư, nhất là lĩnh vực thế mạnh của mỗi bên như thương mại điện tử, kinh tế số, đổi mới sáng tạo; cùng thúc đẩy tăng cường kết nối chiến lược phát triển, kết nối cơ sở hạ tầng nhằm tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, duy trì chuỗi cung ứng. 

Quảng Đông sẵn sàng thúc đẩy làm sâu sắc giao lưu, hợp tác với các bộ ngành, địa phương Việt Nam trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, du lịch…

Tại Hội nghị, hai bên cũng đã trình bày một số tham luận và đi sâu trao đổi ý kiến về các chủ đề như nâng cao chất lượng hợp tác kinh tế - thương mại, thúc đẩy kết nối giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ hai bên, tăng cường kết nối chiến lược phát triển giữa Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Đông./.

BNG