• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bắt đầu đàm phán đa phương về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới

15 giờ (giờ Việt Nam) ngày 19/7, phiên đàm phán đa phương lần thứ 13 về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã diễn ra tại Geneve, Thụy Sĩ.

20/07/2006 16:50

Đây được hy vọng là phiên đàm phán cuối cùng chuẩn bị cho việc Việt Nam gia nhập WTO. Nội dung chính của phiên đàm phán tập trung vào các vấn đề: tổng kết quá trình đàm phán song phương của Việt Nam, xem xét tiến độ trong công tác xây dựng pháp luật của Việt Nam, trình tự và kế hoạch để Việt Nam gia nhập WTO.

Ngay trước phiên họp này, Ban Thư ký WTO đã tổ chức tham vấn đoàn đàm phán Việt Nam về các nội dung: thuế, quyền kinh doanh, doanh nghiệp thương mại nhà nước và trợ cấp. Đây là phiên đàm phán có ý nghĩa quan trọng về khả năng Việt Nam gia nhập WTO trong cuối năm nay.

Hiện tại, Việt Nam đã kết thúc đàm phán song phương với tất cả các đối tác. Việt Nam đã nỗ lực để hoàn thiện hệ thống luật pháp, đáp ứng các yêu cầu gia nhập WTO. Theo các chuyên gia đàm phán, nếu đây là phiên đàm phán đa phương cuối cùng, thì sau phiên đàm phán này, có thể sẽ có thêm một phiên họp để hoàn tất các vấn đề kỹ thuật trước khi đại hội đồng họp để biểu quyết thông qua quy chế thành viên WTO của Việt Nam (dự kiến vào tháng 11/2006).

Trước đó, nhiều quan chức và nghị sĩ Mỹ (cả cựu và đương nhiệm), thuộc hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã lên tiếng ủng hộ việc Mỹ dành cho Việt Nam Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR). Còn các hãng thông tấn lớn như Reuters, AFP, VOA, Boston Globe, Washington Times đồng loạt chạy tít “Chính quyền Bush  cần  thúc giục Quốc hội ủng hộ quan hệ thương mại với Việt Nam”.

Điều trần trước Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ ngày 12/7/2006, Phó Đại diện thương mại Karan Bhatia cho biết, chúng ra đều tin rằng việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ có lợi cho Mỹ về mặt kinh tế, nó sẽ giúp tăng cường cải cách ở Việt Nam và sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho các lợi ích của Mỹ ở Việt Nam cũng như ở Đông Nam Á.

Khi được WTO thông qua rồi, về phần mình, Việt Nam cũng phải thông qua thỏa thuận gia nhập WTO. Và sau thời hạn 30 ngày từ thời điểm đó, Việt Nam sẽ chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Mậu dịch thế giới.

 

Quốc Dũng