• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bế mạc Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 5

(Chinhphu.vn) – Sai phiên bế mạc chiều 16/12, nhiều khuyến nghị, luận cứ khoa học của các nhà Việt Nam học công bố tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 5 sẽ là cơ sở quan trọng để Ban tổ chức Hội thảo xây dựng các kiến nghị chính sách cho Đảng và Chính phủ Việt Nam.

17/12/2016 10:33

Các nhà khoa học chủ trì phiên bế mạc của hội thảo Việt Nam học ngày 16/12/2015, ảnh từ trái sang: Alistair Nolan, Nguyễn Hữu Đức, Nguyễn Quang Thuấn và Trần Văn Thọ. Ảnh VGP

Với chủ đề “Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu”, Hội thảo đã nhận được tóm tắt báo cáo của hơn 1.200 nhà khoa học, trong đó có 150 nhà khoa học nước ngoài đến từ trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Có 834 bản báo cáo tóm tắt và gần 500 báo cáo toàn văn đã được lựa chọn trình bày tại Hội thảo về các chủ đề  ngoại giao, văn hóa, kinh tế, giáo dục, đổi mới sáng tạo và biến đổi khí hậu.

Các học giả tập trung vào các nội dung có ý nghĩa thực tiễn, có tính liên ngành và đề cập được những vấn đề nóng như  chính sách ngoại giao và hợp tác trong trật tự thế giới mới; về các xu hướng biến đổi của đạo đức, lối sống; về nguồn lực văn hóa; nguồn lực xã hội; hội nhập kinh tế và hội nhập khoa học và công nghệ.

Đáng chú ý khái niệm, ảnh hưởng của “cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” được đề cập trong tất cả các lĩnh vực quan tâm của hội thảo. Năm công nghệ hiện đại của thiên niên kỷ mới là công nghệ thông tin, dữ liệu lớn, internet của vạn vật; Công nghệ sinh học và công nghệ gen; Công nghệ nano, Công nghệ vật liệu và Công nghệ in 3D sẽ đưa các quốc gia đến với những thách thức và cơ hội hết sức to lớn.

Bên cạnh việc củng cố, vận hành hiệu quả các giải pháp vận hành truyền thống, việc tiếp nhận và khuyếch tán các các công nghệ đó, cần nghiên cứu để có các giải pháp mới, phương thức quản lý và vận hành mới, phi truyền thống; Đổi mới công nghệ đào tạo và phương thức liên kết ba lĩnh vực – quản lý, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển doanh nghiệp sáng tạo, phù hợp với thời đại của cuộc cách mạng lần thứ tư.

Tại Hội thảo, các chuyên gia về biến đổi khí hậu Việt Nam và quốc tế đã khá thống nhất khi nhận định Việt Nam là một trong ít quốc gia chịu tổn thương nhiều nhất do biến đổi khí hậu. Vì vậy, ứng phó thông minh với biến đổi khí hậu gắn liền với phát triển bền vững được xem là lựa chọn thích hợp nhất cho Việt Nam. Để giảm thiểu hậu quả của biến đổi khí hậu, các chuyên gia đưa ra khuyến cáo cần đẩy mạnh sử dụng năng lượng tái tạo, khai thác tài nguyên năng lượng gió, năng lượng mặt trời và khí sinh học…

Phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội Nguyễn Hữu Đức khẳng định, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 5 đã thực sự là nhịp cầu kết nối các nhà Việt Nam học và nghiên cứu Việt Nam trên toàn cầu, không những thúc đẩy kết nối mạng lưới các nhà nghiên cứu Việt Nam mà đã bắt đầu hình thành các nhóm nghiên cứu phối hợp quốc tế.

Hội thảo thực sự là diễn đàn để các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam chia sẻ những vấn đề vừa có tính lịch sử, vừa có tính thời sự đặt ra hiện nay đối với Việt Nam.

Những kết quả nghiên cứu mới, những tư liệu  mới được các nhà khoa học mang đến hội thảo sẽ là tài liệu quý giá trong kho tư liệu về Việt Nam học, đồng thời đây cũng là cơ sở quan trọng để Ban tổ chức Hội thảo xây dựng các kiến nghị chính sách cho Đảng và Chính phủ Việt Nam.

Minh Khôi