• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bến Tre hướng 'đích' trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước

(Chinhphu.vn) - Trong những năm tới, tỉnh Bến Tre tập trung các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI: Phấn đấu đến năm 2025, Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong cả nước.

05/12/2022 10:34
Bến Tre hướng tới 'đích' trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước - Ảnh 1.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Lê Đức Thọ, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị tại Bến Tre được triển khai khá toàn diện, đồng bộ, tạo sự chuyển biến rõ nét - Ảnh: VGP/Cẩm Trúc

Theo Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ, ngay sau khi có Nghị quyết Đại hội  lần thứ XIII của Đảng, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình số 14-CTr/TU xác định 23 nhiệm vụ trọng tâm, có phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ủy viên Ban Thường vụ, ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh theo dõi, phụ trách từng lĩnh vực nhằm thực hiện đạt mục tiêu Đại hội đề ra.

Ông Lê Đức Thọ cho biết qua một năm thực hiện Chương trình số 14, tỉnh Bến Tre đã đạt được những kết quả quan trọng.

Theo đó, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được triển khai khá toàn diện, đồng bộ, tạo sự chuyển biến rõ nét. Tỉnh cũng đã ban hành 18 văn bản cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025, tạo chuyển biến trên các lĩnh vực, có sản phẩm cụ thể đem lại niềm tin cho Đảng bộ và nhân dân cũng như giúp tỉnh có thêm nhiều kinh nghiệm.

Bến Tre hướng tới 'đích' trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước - Ảnh 2.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Đức Thọ khảo sát thực địa hướng tuyến dự án tuyến đường ven biển tại huyện Ba Tri - Ảnh: VGP/T.Thảo

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI cũng xác định 11 công trình, dự án trọng điểm. Trong đó, hiện tỉnh đang ưu tiên triển khai thực hiện các dự án như: Đầu tư xây dựng cầu Rạch Miễu 2; đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với các tỉnh Trà Vinh, Tiền Giang và TPHCM; Dự án Quản lý nguồn nước tỉnh và Hệ thống thủy lợi Bắc Nam tỉnh; đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa tỉnh; dự án lấn biển trên địa bàn các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú; dự án sản xuất hydro xanh, amoniac xanh; đầu tư xây dựng Trường Đại học Tây Nam Bộ là thành viên của ĐHQG TPHCM; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; đầu tư xây dựng các khu đô thị; đầu tư xây dựng cây cầu thay thế bến phà Đình Khao kết nối tỉnh Bến Tre với tỉnh Vĩnh Long; hoàn thành lấp đầy Khu công nghiệp Phú Thuận và mỗi huyện một cụm công nghiệp với diện tích ít nhất 70 ha (riêng huyện Chợ Lách có diện tích phù hợp).

Ngoài ra, tỉnh Bến Tre xác định phát triển về hướng Đông nhằm phát triển kinh tế biển và từng bước hình thành khu kinh tế biển; xây dựng khu vực phía đông trở thành khu kinh tế biển phát triển năng động và là khu vực động lực mới của tỉnh.

Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo công nghệ cao; phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Phát triển đồng bộ, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ. Phát triển đô thị theo hướng đô thị xanh, thông minh. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy khát vọng phát triển và phát huy giá trị văn hóa.

Kinh tế tăng trưởng 8,99% với 16/22 chỉ tiêu đạt và vượt

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam, năm 2022, tỉnh đã triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Dịch COVID-19 mặc dù được kiểm soát nhưng vẫn xuất hiện những ca nhiễm với biến chủng mới. 

Tuy nhiên, với sự chỉ đạo, điều hành chủ động, linh hoạt, sáng tạo, đúng hướng, có trọng tâm, trọng điểm và sự quyết tâm, nỗ lực vượt qua khó khăn của các ngành, các cấp, kinh tế - xã hội của tỉnh đã phục hồi khá tốt và đạt được nhiều kết quả trên các lĩnh vực, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu thực hiện đạt và vượt hoặc ở mức gần đạt được. Hiện tỉnh Bến Tre có 16/11 chỉ tiêu thực hiện đạt và vượt kế hoạch, 5 chỉ tiêu xấp xỉ đạt, 1 chỉ tiêu đạt hơn 70%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm nay ước đạt 8,99%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. So với cùng kỳ 2021, giá trị sản xuất ở các khu vực đều tăng, trong đó khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng trưởng khá.

Bến Tre hướng tới 'đích' trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước - Ảnh 3.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam (áo trắng) khảo sát thực tế vị trí các hộ di dời, giải phóng mặt bằng KCN Phú Thuận - Ảnh: VGP/Cẩm Trúc

Hoạt động sản xuất, kinh doanh phục hồi và phát triển, tổng mức bán lẻ hàng hóa, kim ngạch xuất khẩu tăng khá; huy động vốn đầu tư toàn xã hội tăng so cùng kỳ; thu ngân sách đạt tương đối cao (đạt 100% dự toán Trung ương giao), trong đó thu nội địa đạt 111,2% dự toán Trung ương giao, đạt 103,9% dự toán địa phương phấn đấu.

Tỉnh đã khởi công xây dựng cầu Rạch Miễu 2 đúng tiến độ kế hoạch; khởi động dự án tuyến đường bộ ven biển kết nối Bến Tre với Tiền Giang và Trà Vinh; Nhà máy sản xuất hydro xanh Bến Tre. Ngoài ra, tình hình xâm nhập mặn được kiểm soát tốt, năng lực và khả năng ứng phó dịch bệnh được nâng lên. Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư được tăng cường, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu các cơ hội hợp tác đầu tư; số doanh nghiệp thành lập mới tăng cao (tăng 56,25%).

Hoạt động du lịch phục hồi, lượng khách và doanh thu tăng mạnh; phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã được tập trung thực hiện tốt; số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đạt và vượt chi tiêu năm 2022; dư nợ tín dụng tăng trưởng cao; chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) tăng 7 bậc so với năm 2021.

Các chính sách về bảo đảm an sinh xã hội và hỗ trợ việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh được triển khai thực hiện khá tốt; công tác giảm nghèo được tập trung thực hiện, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra (tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,51%); giải quyết việc làm người lao động, đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

Các hoạt động văn hóa, thể thao được triển khai đảm bảo an toàn. Trong năm, tỉnh đã tổ chức thành công chuỗi hoạt động và Lễ kỷ niệm 200 năm Ngày sinh Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu, 30 năm Ngày hội Truyền thống văn hóa tỉnh Bến Tre, kỷ niệm 30 năm Ngày mất của Nữ tướng Nguyễn Thị Định và tổ chức thành công đại hội thể dục thể thao các cấp.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre, bên cạnh kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh trong năm 2022 còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế: Giá một số mặt hàng nông sản giảm so cùng kỳ, nhất là giá dừa khô giảm sâu, trong khi chi phí đầu vào, giá vật tư, nguyên liệu, phân bón.... tăng cao nên người nông dân gặp rnhiều khó khăn, giảm thu nhập, không tái sản xuất.

Giá xăng dầu tăng cao (nhất là trong quý II/2022) tác động lớn đến chi phí sản xuất, giá hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu. Giải ngân vốn đầu tư công, triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và việc lập quy hoạch tỉnh còn chậm. Tỉ lệ giải ngân nguồn vốn ODA rất thấp; một số công trình trọng điểm còn vướng công tác giải phóng mặt bằng dẫn đến chậm tiến độ phải điều chỉnh thời gian thực hiện dự án cho phù hợp với khả năng triển khai thực tế; quá trình triển khai một số công trình, dự án còn gặp khó khăn.

Hoạt động sản xuất kinh, doanh trong một số ngành, lĩnh vực còn khó khăn; hoạt động du lịch phục hồi trở lại nhưng chủ yếu là khách nội địa, khách địa phương; cơ sở vật chất xuống cấp, gặp nhiều khó khăn trong tuyển chọn lao động.

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) sụt giảm so với năm trước. Chỉ số PAPI, SIPAS giảm đáng kể. Dịch vụ logictics của tỉnh còn nhỏ lẻ, chưa phát triển mạnh, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường…

Bến Tre hướng tới 'đích' trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước - Ảnh 4.

Năm 2023 và các năm tiếp theo, Bến Tre tập trung các giải pháp thực hiện mục tiêu đề ra - Ảnh: VGP/Cẩm Trúc

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu đến năm 2030, trở thành tỉnh phát triển khá

Năm 2023, UBND tỉnh Bến Tre đặt chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) phấn đấu đạt từ 9,3%; trong đó, khu vực nông lâm thủy sản tăng 3,9%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 19,46%; khu vực dịch vụ tăng 8,5%; thuế sản phẩm tăng 12,5%.

Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,7 tỷ USD; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 28.000 tỷ đồng; GRDP bình quân đầu người 53,9 triệu đồng/người. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo dự toán Trung ương giao đạt 5.388 tỷ đồng (trong đó, thu nội địa 5.258 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 130 tỷ đồng), chỉ tiêu địa phương phấn đấu là 5.558 tỷ đồng (trong đó, thu nội địa 5.428 tỷ đồng; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu 130 tỷ đồng).

Tỉ lệ đô thị hóa đạt khoảng 24%; thành lập mới ít nhất 50 tổ hợp tác, 15 hợp tác xã; thành lập 1 liên hiệp HTX nông nghiệp; công nhận ít nhất 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 7 xã nông thôn mới nâng cao, 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Tỉ lệ hộ nghèo còn không quá 2,5% (giảm 0,25%/năm). Tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 66%; tạo việc làm cho 20.000 lao động, trong đó có 2.000 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng…

Để thực hiện mục tiêu này, theo Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam, tỉnh sẽ tập trung triển khai, tổ chức sơ kết các văn bản cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các kế hoạch tổ chức thực hiện. Tiếp tục thực hiện tốt phương châm "Xây dựng bộ máy chính quyền tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả, đồng hành cùng với doanh nghiệp và người dân" trong năm 2023 và cả nhiệm kỳ; nâng cao công tác phối hợp, chất lượng tham mưu của các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh.

Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đẩy nhanh tiến độ 11 công trình, dự án trọng điểm, nhất là cầu Rạch Miễu 2, đường gom đường vào cầu Rạch Miễu 2, hạ tầng Khu công nghiệp Phú Thuận; phối hợp triển khai Dự án tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với Tiền Giang và Trà Vinh.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 07- NQ/TU của Tỉnh ủy về xây dựng vùng sản xuất tập trung, gắn phát triển chuỗi giá trị nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030. Tập trung hoàn thiện các chuỗi giá trị dừa, bưởi da xanh, chôm chôm, tôm biển gắn với xây dựng vùng sản xuất tập trung; củng cố, phát triển chuỗi sản phẩm lợn, bò, nhãn và cây giống - hoa cảnh thành chuỗi sản phẩm hoàn chỉnh. Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi - thủy sản theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và thích ứng với biến đổi khí hâu.

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; chủ động chuyển đổi vùng trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, cây ăn trái, chăn nuôi, thủy sản. Tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung, siêu thâm canh, đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất; phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực gắn với truy xuất nguồn gốc, chế biến và thị trường tiêu thụ. Thực hiện việc cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi đạt tiêu chuẩn GAP, hữu cơ…

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần thứ XI xác định mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 2030, Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá trong cả nước.

Trong những năm tới, tỉnh tập trung phát triển 3 vùng kinh tế, gồm: Vùng Bắc sông Hàm Luông (gồm thành phố Bến Tre, huyện Châu Thành, huyện Giồng Trôm); vùng Nam sông Hàm Luông (gồm huyện Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Chợ Lách) và vùng ven biển (gồm huyện Ba Tri, huyện Bình Đại, Thạnh Phú và không gian biển thuộc địa phận tỉnh Bến Tre).

Đồng thời, tỉnh phát triển 5 hành lang kinh tế, gồm: 3 hành lang phát triển theo hướng Tây - Đông (thuộc hành lang kinh tế hướng Đông); hành lang phát triển theo hướng Bắc - Nam; hành lang kinh tế dọc theo tuyến đường ven biển cùng 11 công trình, dự án trọng điểm, mang tính động lực để phần đấu hoàn thành mục tiêu trên./.

Vũ Phong