• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bến Tre: Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

(Chinhphu.vn) - Tỉnh Bến Tre phấn đấu bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có và diện tích rừng được trồng mới trong giai đoạn 2021 - 2030, đáp ứng yêu cầu phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai gây ra, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

02/05/2024 16:13
Bến Tre: Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng- Ảnh 1.

Rừng ngập mặn ven biển tại Bến Tre

UBND tỉnh Bến Tre vừa ban hành kế hoạch thực hiện Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

Mục đích của kế hoạch là cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trong đề án nhằm phát huy các giá trị tổng hợp của rừng và hệ sinh thái rừng để mang lại hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội và môi trường đối với diện tích rừng hiện có của tỉnh; đồng thời, thực hiện nhiệm vụ "Phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững theo hướng đa mục đích, đa giá trị trên cơ sở quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên rừng" phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Các mục tiêu cụ thể gồm: Bảo vệ và phát triển bền vững diện tích rừng hiện có và diện tích rừng được trồng mới trong giai đoạn 2021 - 2030, đáp ứng yêu cầu phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai gây ra, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 2% vào năm 2025 và 2,1% vào năm 2030. Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp 1,52%/năm. Phát triển dịch vụ môi trường rừng trên cơ sở cụ thể hóa, mở rộng các loại dịch vụ môi trường rừng; đồng thời quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn từ dịch vụ môi trường rừng đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật; triển khai hiệu quả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon rừng. Phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bền vững.

Phát huy tiềm năng, lợi thế, khai thác giá trị của vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên du lịch; mở rộng các loại hình du lịch, quan tâm phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn với các sản phẩm du lịch gắn với văn hóa, lịch sử và tri thức bản địa của cộng đồng địa phương. Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phê duyệt. Tăng cường đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp; từng bước nâng mức thu nhập cho người lao động thuộc hộ nghèo và cận nghèo tham gia các hoạt động sản xuất lâm nghiệp.

Các hoạt động ưu tiên trong thực hiện kế hoạch là: Bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng; phát triển các mô hình tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị trong lâm nghiệp, mô hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp bền vững, hiệu quả. Bên cạnh đó, giới thiệu thông tin về chính sách, khoa học, kỹ thuật, thị trường trong nước và quốc tế của các sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ, dược liệu, du lịch và các dịch vụ môi trường rừng.

Triển khai các hoạt động về dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh; dịch vụ bảo vệ, duy trì cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định. Thu hút các nguồn lực đầu tư của các thành phần kinh tế tham gia các dự án phát triển bền vững các hệ sinh thái rừng, thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định.

Để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả, UBND tỉnh Bến Tre giao cho Sở NN&PTNT làm cơ quan đầu mối, tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch; chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan quản lý và tổ chức thực hiện. Phối hợp với các cơ quan báo, đài và các sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, các hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Riêng với Sở TN&MT Bến Tre có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT tham mưu UBND tỉnh Bến Tre trong việc giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo đúng quy định pháp luật; đồng thời cụ thể hóa các chính sách mới về đất đai liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng.

NT