• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bến Tre tập trung các giải pháp phòng chống bệnh dại

(Chinhphu.vn) - Tình hình bệnh dại trên động vật sau đó lây sang người tại tỉnh Bến Tre diễn biến rất phức tạp khi có nhiều người tử vong do bị chó dại cắn. Ðịa phương đang tập trung các giải pháp phòng chống bệnh dại.

03/05/2024 10:42
Bến Tre tập trung các giải pháp phòng chống bệnh dại- Ảnh 1.

Tiêm phòng cho đàn chó, mèo ở Bến Tre - Ảnh: Hoàng Trung

Thời gian gần đây, người dân ấp An Thiện (xã An Thới, huyện Mỏ Cày Nam) rất lo lắng khi trên địa bàn xuất hiện ổ dịch dại trên đàn chó. Trước đó, ngày 17/3, con chó của gia đình ông Nguyễn Văn Vũ cắn người nhà nên ông nhốt lại; đến ngày 20/3 con chó này chết. Qua điều tra, xét nghiệm, kết quả cho thấy con chó này dương tính với virus dại.

Huyện Mỏ Cày Nam đã công bố ổ dịch dại tại xã An Thới và nhanh chóng thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại như: Tiêm ngừa vaccine dại trên đàn chó, mèo; vận động 5 người tiếp xúc với đàn chó của gia đình ông Vũ tiêm vaccine để bảo đảm an toàn. 

 Sau khi công bố dịch bệnh dại trên chó vào ngày 27/3, địa phương đã khẩn trương thống kê đàn chó, mèo và tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các giải pháp phòng chống bệnh dại. Qua rà soát, trên địa bàn có 987 con chó, mèo; trrong đó có 425 con còn miễn dịch. Hiện tại, địa phương được Trạm Chăn nuôi và Thú y Cù lao Minh hỗ trợ vaccine tiêm phòng số lượng chó, mèo còn lại để bảo đảm 100% tổng đàn được tiêm ngừa.

Qua thống kê, trên địa bàn tỉnh Bến Tre có tổng đàn chó, mèo là 195.171 con. Từ đầu năm đến nay phát hiện 10 mẫu dương tính với bệnh dại, trong đó có 9 mẫu trên chó và 1 mẫu trên mèo. Ðịa phương đã công bố 7 ổ dịch dại trên chó, mèo. Ðến nay, có 3 trường hợp tử vong vì bệnh dại tại xã Thạnh Ngãi (huyện Mỏ Cày Bắc), xã An Hiệp (huyện Ba Tri) và xã Tiên Thủy (huyện Châu Thành). 

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, thời gian tới, nguy cơ xuất hiện ổ dịch dại trên địa bàn tỉnh là rất cao do chó, mèo nuôi thả rông, không xích nhốt, không được quản lý chặt chẽ. Các địa phương trong tỉnh đang tập trung công tác tiêm ngừa vaccine trên đàn chó, mèo do thời điểm thời tiết nắng nóng có nguy cơ bùng phát dịch bệnh dại. Ðến nay, tỉ lệ tiêm ngừa toàn tỉnh đạt 78,91% so với tổng đàn. 

Ngành y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không chủ quan, lơ là trong phòng chống bệnh dại, tiêm vaccine ngừa dại cho đàn chó, mèo nuôi. Khi bị chó, mèo cắn, cào cần đến ngay các cơ sở y tế để khám, tư vấn, tiêm vaccine, huyết thanh phòng bệnh dại đầy đủ, đúng lịch nhằm bảo đảm an toàn; tuyệt đối không được chữa trị bằng thuốc nam, lấy nọc hay điều trị tại nhà khi bị chó, mèo cắn.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh dại, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh đã ký công văn yêu cầu các huyện, thành phố và các sở, ngành tăng cường triển khai biện pháp phòng chống bệnh dại trên động vật; trong đó, tăng cường công tác quản lý, thống kê chính xác số hộ nuôi và tổng đàn chó, mèo; xử lý triệt để tình trạng chó thả rông trên từng địa bàn cấp xã; hướng dẫn, yêu cầu chủ hộ cam kết thực hiện khai báo và nuôi nhốt chó, mèo; bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y, không để ảnh hưởng tới những người chung quanh; thường xuyên rà soát, tổ chức tiêm phòng vaccine dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn, bảo đảm tỉ lệ đạt trên 80% tổng đàn.

Các địa phương đang có ổ dịch bệnh dại tăng cường đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải pháp xử lý ổ dịch theo quy định, không để kéo dài; tăng cường công tác truyền thông về mức độ nguy hiểm và biện pháp phòng chống cũng như quy định của pháp luật liên quan đến phòng chống bệnh dại động vật trên các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức triển khai hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bị chó, mèo cào, cắn; hạn chế tối đa trường hợp người tử vong tiến tới hoàn thành mục tiêu đến năm 2030 không có người tử vong vì bệnh dại.

HT