Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) - Ông Nguyễn Thế Sang (Ninh Bình) là bệnh binh 61% đang mắc ung thư đại tràng. Ông Sang hỏi, ông có được giám định nâng hạng không?
(Chinhphu.vn) – Sau khi xuất ngũ, ông Trương Đức Việt (Hà Nam) được hưởng chế độ bệnh binh. Năm 2005, ông được cấp Giấy chứng nhận thương binh và ông được chuyển sang hưởng theo chế độ này.
(Chinhphu.vn) – Bố của ông Đinh Ngọc Mạnh (Đồng Nai) sinh năm 1951, có 12 năm tham gia kháng chiến chống Mỹ, hiện hưởng chế độ bệnh binh tỷ lệ 62%. Trong giấy tờ có ghi tỷ lệ mất sức lao động 62%, tỷ lệ thương binh 31% .
(Chinhphu.vn) – Ông Đinh Văn San (Thái Bình) đang hưởng trợ cấp thương binh hạng 1/4. Ngoài ra ông có một quyết định mất sức lao động do Hội đồng giám định y khoa Đoàn 253, Quân khu 3 cấp trước năm 1977. Vậy ông có được hưởng thêm chế độ bệnh binh không? Nếu được thì ông phải làm gì?
(Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Trọng Tấn (Thái Bình) nhập ngũ tháng 3/1996. Từ tháng 1/2013 đến nay ông bị viêm cầu thận mãn suy thận, ghép thận, sau ghép thận, suy thận giai đoạn 2 mãn tính, polip túi mật, HCV+, suy thận mãn giai đoạn 4 phải lọc máu chu kỳ.
(Chinhphu.vn) - Bố chồng của bà Nguyễn Thị Mến (Hà Nam) là quân nhân, hưởng trợ cấp theo diện mất sức lao động 61%. Theo bà Mến tìm hiểu quy định về việc tăng lương hưu, trợ cấp từ tháng 1/2022 thì bố chồng của bà thuộc đối tượng được hưởng.
(Chinhphu.vn) – Bố của ông Phạm Hải Luân (TPHCM) đang hưởng chế độ bệnh binh 61%, bị mắc thêm bệnh tiểu đường type 2. Ngày 24/12/2020, bố của ông được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giới thiệu đến Trung tâm giám định y khoa để khám giám định bệnh tiểu đường do nhiễm chất độc hóa học.
(Chinhphu.vn) – Bố của ông Đào Văn Phưởng (Thái Nguyên) hưởng chế độ bệnh binh mất sức 51%, được cấp thẻ bệnh binh từ năm 1982. Bố ông bị thương ở sọ não, khuyết sọ 3x3cm. Hiện nay, vết thương của bố ông tái phát liên tục, bị liệt một bên tay.
(Chinhphu.vn) – Bố của ông Vũ Văn An (TPHCM) là bệnh binh 61%, thương binh 22%, đang hưởng chế độ bệnh binh. Ông An hỏi, bố của ông có được hưởng cùng lúc hai chế độ không?
(Chinhphu.vn) – Theo quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều 33 Nghị định 31/2013/NĐ-CP, quân nhân mắc bệnh do một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ Khoản này đã xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần thì được xem xét xác nhận là bệnh binh.
(Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Hoàng Hùng (Thanh Hóa) sinh năm 1994, tốt nghiệp đại học 2 năm, đang trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự. Bố ông Hùng là bệnh binh suy giảm khả năng lao động 61%. Căn cứ Điểm c, Khoản 1, Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì gia đình ông được hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự đối với một người con trai.
(Chinhphu.vn) - Bố của ông Nguyễn Trung Hòa (TP. Hà Nội) là bệnh binh mất sức lao động 61%. 5 năm trước bố của ông bị đột quỵ nên đến nay không thể tự chăm sóc cho bản thân. Ông Hòa hỏi, bố của ông được hưởng những chế độ gì? Mẹ của ông năm nay 70 tuổi là người trực tiếp chăm sóc cho bố của ông thì có được hưởng chế độ gì không?
(Chinhphu.vn) - Ông Vũ Bình Long (Hà Giang) là thương binh loại A, hạng 4/4. Ông Long hỏi, ông có được hưởng BHYT mã CC dành cho người có công hay không?
(Chinhphu.vn) – Hỗ trợ ăn thêm ngày lễ, tết đối với thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B bị suy giảm khả năng lao động do thương tích, thương tật (tổn thương cơ thể), bệnh tật từ 81% trở lên với mức chi 200.000 đồng/người/ngày.
(Chinhphu.vn) – Ông Vũ Thành (Phú Thọ) công tác trong ngành Công an nhân dân từ năm 1972 tại Quảng Ninh. Năm 1978, ông chuyển công tác vào Quảng Nam-Đà Nẵng. Trong quá trình công tác, do ốm đau, bệnh tật nên năm 1983 ông Thành về nghỉ mất sức lao động, hiện hưởng trợ cấp bệnh binh 2.
(Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Đức Dũng (Hà Nội) nhập ngũ tháng 2/1981. Tháng 8/1981, ông được cử đi học sĩ quan không quân tại Nha Trang. Tháng 9/1984, ông tốt nghiệp, được cử về F371, E921 sân bay Đa Phúc. Tháng 11/1986, ông giám định sức khỏe, nhận kết quả bệnh binh loại III, mất sức 45%.
(Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Văn Lộc (Vĩnh Long) hỏi: Thương binh, bệnh binh được Nhà nước tặng Huy chương, Huân chương có được đăng ký nơi khám ban đầu BHYT ở Ban Bảo vệ sức khỏe của tỉnh không?
(Chinhphu.vn) – Bố của bà Nguyễn Thị Thanh Xuân (Hải Phòng) là bệnh binh 61%, hiện nhà ở của gia đình đã xuống cấp. Bà Xuân hỏi, nếu nhà bà xây lại thì có được hưởng trợ cấp không? Nếu có thì được bao nhiêu?
(Chinhphu.vn) – Bố của ông Lương Văn Đạt (Thái Bình) là bệnh binh 2/3. Bố ông vi phạm pháp luật, bị cải tạo giam giữ 10 năm, nhưng thi hành án được 4 năm 2 tháng thì được đặc xá. Ông Đạt hỏi, bố của ông có được tiếp tục hưởng chế độ bệnh binh như trước không và khi từ trần có được hưởng chế độ mai táng phí không?
(Chinhphu.vn) – Sinh viên Nguyễn Diễm (TPHCM) là con bệnh binh, đã được miễn học phí tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Sinh viên Diễm hỏi, sinh viên Diễm muốn học thêm văn bằng 2 ở trường thì có được miễn học phí không?
(Chinhphu.vn) - Theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thì bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh.
(Chinhphu.vn) - Điều 2 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định 12 nhóm đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi. Mỗi đối tượng có điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận và chế độ ưu đãi khác nhau.
(Chinhphu.vn) - Ông Lê Hải Châu (TPHCM) nhập ngũ ngày 14/10/1974, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh. Tháng 6/1983 ông chuyển ngành về Tổng Công ty Xây lắp Nội Thương (Bộ Nội Thương) làm việc đến khi nghỉ hưu. Ông Châu hỏi, ông có được xét bổ sung để được công nhận là người có công với cách mạng không?
(Chinhphu.vn) - Bố đẻ của ông Nguyễn Trọng Sơn (Thanh Hóa) là bệnh binh mất sức lao động 61%, được cấp giấy chứng nhận bệnh binh năm 1986, chết năm 1992, các em của ông khi đó được giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng. Ông Sơn hỏi, mẹ của ông năm nay 65 tuổi có được hưởng chế độ không?