Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Ảnh minh họa. Ảnh: VGP/Hiền Minh |
Ví dụ, người bệnh đến khám bệnh tại Bệnh viện A, sau khi khám tại phòng khám đa khoa; nếu người bệnh được chỉ định khám thêm chuyên khoa da liễu thì tiền khám bệnh làm cơ sở thanh toán BHYT là: 20.000 đồng (lần 1) 30% x 20.000 đồng (lần 2) = 26.000 đồng
Còn nếu sau khi khám da liễu, người bệnh lại được chỉ định khám tiếp chuyên khoa Nội tiết thì tiền khám bệnh làm cơ sở thanh toán là: 20.000 đồng (lần 1) 30% x 20.000 đồng (lần 2) 30% x 20.000 đồng (lần 3) = 32.000 đồng.
Sau đó người bệnh lại tiếp tục được chỉ định khám thêm 2 chuyên khoa nữa (tổng cộng là 5 lần khám bệnh trong cùng một lần đến Bệnh viện A) thì tiền khám bệnh lúc này cũng chỉ được thu tối đa là 40.000 đồng. Đây là mức giá mà cơ quan BHXH thanh toán với cơ sở khám chữa bệnh (KCB).
Đối với người bệnh, ngoài phần tiền chi trả theo quy định và phần chênh lệch do sử dụng dịch vụ KCB theo yêu cầu, sử dụng các dịch vụ thực hiện từ các trang thiết bị từ nguồn vốn xã hội hóa, vốn vay thì không phải chi trả phần chênh lệch mà cơ quan BHXH không thanh toán với cơ sở KCB khi người bệnh được chỉ định khám từ chuyên khoa thứ 2 trở lên (phần 70% hoặc phần lớn hơn 2 lần mức giá của 1 lần khám bệnh).
Trường hợp đăng ký tạm trú tham gia BHYT
Tại buổi giao lưu, đại diện BHXH Việt Nam cũng giải thích về những trường hợp đăng ký tạm trú muốn mua thẻ BHYT. Theo đó, những trường hợp có đăng ký tạm trú tại nơi đang sinh sống (không theo hộ khẩu) thuộc đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình. Vì vậy, khi tham gia BHYT, người dân có trách nhiệm kê khai đầy đủ, chính xác thông tin nhân thân vào Danh sách hộ gia đình tham gia BHYT (Mẫu DK01); nộp Mẫu này và đóng tiền cho cơ quan BHXH huyện hoặc Đại lý thu BHYT (Đại lý thu Bưu điện hoặc Đại lý thu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn) trên địa bàn đang đăng ký tạm trú, mà không phải về quê (theo hộ khẩu) để đóng tiền tham gia BHYT.
Đổi thẻ BHYT khi sai hoặc mất
Đối với trường hợp thông tin trên thẻ BHYT không đúng với một số giấy tờ tùy thân (như sai ngày, tháng, năm sinh) thì người tham gia BHYT được đổi thẻ BHYT. Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan BHXH sẽ đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT.
Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ BHYT được cơ quan BHXH cấp Giấy hẹn trả kết quả để đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT nếu có nhu cầu.
Trường hợp chưa kịp đổi thẻ BHYT nhưng đã thanh toán viện phí với cơ sở KCB thì sau khi được cấp thẻ BHYT mới, người dân cần mang đầy đủ các loại giấy tờ gồm: Thẻ BHYT, Giấy tờ tùy thân có ảnh; Giấy ra viện; Bản chính các chứng từ hợp lệ (hóa đơn mua thuốc, hóa đơn thu viện phí và các chứng từ có liên quan) đến cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT để được thanh toán trực tiếp.
Trường hợp bị mất thẻ, theo quy định tại khoản 12, Điều 1 của Luật BHYT (sửa đổi, bổ sung), thẻ BHYT bị mất sẽ được cấp lại trong thời hạn không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại. Trường hợp này, người dân cần liên hệ với cơ quan BHXH nơi đã cấp thẻ để tra cứu mã thẻ cũ và được hướng dẫn làm thủ tục cấp lại thẻ BHYT mới theo quy định.
Thúy Hà