• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

'Bệnh nhân ổn, gia đình họ ổn là nỗ lực của mình được đền đáp xứng đáng'

(Chinhphu.vn) - "Chăm sóc bệnh nhân bình thường hay bệnh nhân COVID-19 thì chúng tôi cũng không mong mình nhận lại được gì. Hạnh phúc nhất là được thấy bệnh nhân của mình ổn, gia đình của họ ổn, như thế là những nỗ lực của mình đã được đền đáp xứng đáng", điều dưỡng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Chợ Rẫy, bày tỏ.

27/02/2022 07:26
'Thiên thần áo trắng' và những ngày không quên - Ảnh 1.

Bác sĩ Phạm Công Khánh thăm khám cho bệnh nhân COVID-19 - Ảnh do nhân vật cung cấp

Trò chuyện với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ khi dịch bệnh đã được kiểm soát tại TPHCM, bác sĩ Phạm Công Khánh, Phó Trưởng Khoa Nội soi, Bệnh viện Y dược TPHCM bồi hồi kể lại quá trình chống dịch của mình. Ngày 11/7/2021, anh được Bệnh viện Y dược TPHCM cử làm Trưởng đoàn gồm 92 nhân viên Bệnh viện tham gia chống dịch ở Bệnh viện dã chiến số 6.

"Bệnh viện dã chiến số 6 là một khu chung cư ở thành phố Thủ Đức, có quy mô phục vụ cho khoảng 6.000 F0. Ngày chúng tôi đến, tất cả mọi thứ gần như là con số 0, nguyên một khu chung cư chưa được trang bị gì hết. Nó hoàn toàn khác với một bệnh viện đầy đủ trang thiết bị mà chúng tôi đang làm việc. Ở đó chỉ là những căn hộ trống, thậm chí chúng tôi còn hỗ trợ dân quân dọn dẹp và bê đồ đạc. Ngay tối hôm đó, chúng tôi bắt đầu nhận bệnh nhân vào chữa bệnh", bác sĩ Khánh nhớ lại.

Ngoài khó khăn về cơ sở vật chất, theo bác sĩ Khánh, thời điểm đó, lực lượng nhân viên y tế của Bệnh viện khá mỏng. Nhân viên y tế tại Bệnh viện dã chiến số 6 tới từ 3 nhóm: Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Y dược TPHCM, có nhiệm vụ điều trị, chăm sóc cho 6.000 F0. Trong số đó, 92 y, bác sĩ của Bệnh viện Y dược TPHCM phụ trách 2 khoa với gần 2.500 F0.

"Số lượng bệnh nhân phải điều trị như vậy nhiều hơn rất nhiều so với hằng ngày ở bệnh viện", bác sĩ Khánh cho biết.

Phó Trưởng Khoa Nội soi, Bệnh viện Y dược TPHCM cho biết thêm: "Ở thời điểm đó, tôi với vai trò được phân công là Trưởng phòng Kế hoạch-Tổng hợp ở Bệnh viện dã chiến số 6 đã phối hợp với Ban Giám đốc cũng như các bác sĩ điều trị để cố gắng đưa ra những quy trình chuyên môn làm sao thuận lợi nhất cho việc chăm sóc, điều trị cũng như theo dõi F0. Bên cạnh tổ chức các khoa lâm sàng, chúng tôi cũng tổ chức thêm các khoa cấp cứu và trang bị oxy để phục vụ điều trị bệnh nhân F0 trở nặng", 

'Thiên thần áo trắng' và những ngày không quên - Ảnh 2.

Các y, bác sĩ tại Bệnh viện dã chiến số 6 - Ảnh do nhân vật cung cấp

Ngoài ra, bác sĩ Khánh cùng các đồng nghiệp cũng xây dựng quy trình chuyên môn, chẳng hạn như việc nhân viên y tế thay đồ, thăm khám người bệnh, rồi quay về nơi sinh hoạt của mình như thế nào để hạn chế thấp nhận lây lan dịch bệnh.

"Lực lượng nhân viên y tế rất mỏng, nếu không xây dựng kỹ quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn thì sẽ gặp phải tình trạng đồng nghiệp của mình bị nhiễm bệnh và bệnh viện bị thiếu người", bác sĩ Khánh nói và cho biết thêm, bản thân anh cũng đã trải qua khoảnh khắc đầy lo lắng khi một bác sĩ đồng nghiệp bị nhiễm bệnh trong quá trình công tác.

Theo bác sĩ Khánh, ở thời điểm đầu của đợt dịch, không chỉ người dân mà ngay cả nhân viên y tế cũng rất lo sợ khi bị nhiễm bệnh, nhưng mọi người đều sẵn lòng giúp đỡ nhau, đoàn kết, tương thân tương ái để cùng nhau vượt qua những giai đoạn khốc liệt nhất của đại dịch.

"Nhân viên y tế tới từ các đoàn khác nhau, chưa bao giờ biết nhau, thậm chí còn có những bác sĩ tới từ các tỉnh phía bắc xa xôi nhưng mọi người đều có cùng một tinh thần đoàn kết để quyết tâm làm sao hạn chế thấp nhất ca tử vong, hạn chế thấp nhất những trường hợp chuyển nặng, giúp người bệnh mau chóng được chữa khỏi và trở về với gia đình", bác sĩ Khánh xúc động nói.

'Thiên thần áo trắng' và những ngày không quên - Ảnh 3.

Điều dưỡng Nguyễn Thủy Tiên (bên phải) đang chăm sóc cho bệnh nhân - Ảnh do nhân vật cung cấp

 Hạnh phúc là được thấy bệnh nhân của mình ổn

Những ngày tham gia chống dịch, các y, bác sĩ đã phải chứng kiến ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết. Bác sĩ Khánh nhớ lại, trong thời điểm đầu của đợt dịch, số lượng bệnh nhân chuyển nặng khá nhiều, không chỉ là những bệnh nhân lớn tuổi có bệnh nền mà ngay cả những người trẻ cũng có khả năng chuyển nặng và tử vong.

"Một ca khiến tôi cảm thấy mình bất lực vào thời điểm đó là một bệnh nhân chỉ mới hơn 40 tuổi. Theo lời kể của người thân thì tối hôm trước, bệnh nhân vẫn còn gọi điện về nhà, nhưng đến sáng hôm sau đã đột ngột trở nặng và qua đời. Dù các nhân viên y tế đã làm hết sức trong khả năng của mình nhưng vẫn không cứu được. Trường hợp của bệnh nhân đó cho thấy sự khốc liệt của dịch COVID-19", bác sĩ Khánh xúc động nhớ lại.

Chị Nguyễn Thủy Tiên, điều dưỡng Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Chợ Rẫy, là người chịu trách nhiệm chăm sóc những bệnh nhân COVID-19 mức độ nặng, cần phải can thiệp các thủ thuật chuyên khoa sâu.

"Có một ca bệnh đang mang thai tuần thứ 34 bị mắc COVID-19, lúc được chuyển đến Khoa, bệnh nhân đang ở trong tình trạng suy hô hấp rất nặng, đã được đặt nội khí quản ở bệnh viện dã chiến. Bệnh nhân được chẩn đoán và chỉ định mổ lấy thai ngay tại Khoa hồi sức cấp cứu", chị kể lại.

Chị Thủy Tiên cho biết, đây là việc chưa từng có tiền lệ ở Khoa bởi trước đó, nếu tại Khoa có can thiệp phẫu thuật thì nhân viên y tế sẽ đưa bệnh nhân đến phòng mổ. Tuy nhiên, tình trạng diễn tiến của bệnh nhân khi đó khá nặng, bắt đầu phải thở máy, sử dụng an thần, giãn cơ và có chỉ định can thiệp ECMO sau khi mổ lấy thai nên ca mổ phải được thực hiện luôn.

"Cả kip trực đã làm việc rất gấp gáp, mọi người đều cố gắng hết sức để ca mổ được thực hiện sớm nhất có thể. Lúc ca mổ lấy thai thành công, đón được cháu bé, bác sĩ nhi báo giờ sinh, cân nặng, cả kíp trực vỡ òa niềm vui. Ở một khoa hồi sức cấp cứu với toàn những ca bệnh nặng, ca tử vong mà có thể đón một sinh linh mới chào đời, đó là điều kỳ diệu nhất mà chúng tôi từng được trải qua", chị Thủy Tiên xúc động nhớ lại và cho biết thêm, mẹ của em bé được chào đời trong Khoa Hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy khi tỉnh lại, đã gửi lời cám ơn tới các y, bác sĩ.

"Chăm sóc bệnh nhân bình thường hay bệnh nhân COVID-19 thì chúng tôi cũng không mong mình nhận lại được gì. Hạnh phúc nhất là được thấy bệnh nhân của mình ổn, gia đình của họ ổn, như thế là những nỗ lực của mình đã được đền đáp xứng đáng", chị Thủy Tiên bày tỏ.

Anh Thơ