• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bệnh sởi ở trẻ em: đặc điểm và cách phòng bệnh

“Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan của bệnh sởi ở trẻ em tại Bệnh viện nhi Đồng Nai” là tên đề tài do nhóm bác sĩ Lê Linh Giang, y sĩ Đinh Thùy Hương và y sĩ Trần Thị Thanh thực hiện với mục tiêu xác định các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến bệnh sởi ở trẻ em, qua đó giúp phát hiện sớm, điều trị hiệu quả và hạn chế các biến chứng do sởi gây ra.

28/10/2010 11:24
Sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp, rất dễ lây và thường gặp ở trẻ em. Bệnh do virut sởi gây ra. Thông qua chương trình tiêm chủng mở rộng, tình hình lây nhiễm và tử vong do sởi được hạn chế đáng kể. Tuy nhiên, theo thông báo của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh tại Mỹ thì bệnh sởi có dấu hiệu gia tăng đáng kể trong năm 2008, Việt Nam cũng nằm trong danh sách các nước có tình hình mắc bệnh sởi gia tăng và diễn biến phức tạp. Theo các bác sĩ nghiên cứu đề tài trên, trong năm 2009, đã có khá nhiều trường hợp bệnh nhi bị sởi được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Bệnh nhân sởi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai Đề tài được thực hiện dựa trên các phương pháp nghiên cứu cơ bản là: nghiên cứu mô tả chùm bệnh, chọn mẫu thuận tiện; thăm khám bệnh nhân thường xuyên mỗi ngày và làm các xét nghiệm cần thiết như công thức máu, sinh hóa, X quang, dịch não tủy…theo dõi sát diễn biến lâm sàng nhằm phát hiện biến chứng; lập bệnh án mẫu để thu thập số liệu, xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê y học. Bác sĩ Lê Linh Giang, Chủ nhiệm đề tài cho biết, thực hiện nghiên cứu trên 39 bệnh nhân điều trị sởi tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai trong 9 tháng đầu năm 2010, chúng tôi nhận thấy, số trẻ em bị bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất ở lứa tuổi dưới 12 tháng (28,2%) kế đến là độ tuổi từ 13-24 tháng và trên 60 tháng tuổi. Cũng qua thống kê số liệu cho thấy, Biên Hòa là địa bàn có tỷ lệ bệnh nhân bị sởi đến điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai nhiều nhất (13 bệnh nhân) và Trảng Bom (9 bệnh nhân). Trong các bệnh nhân bị sởi tại bệnh viện thì đa số là đã được chích ngừa lần 1(26 bệnh nhân) còn lại là bệnh nhân chưa được chích ngừa sởi lần nào. Bệnh sởi có thể phòng ngừa bằng việc tiêm vaccin cho trẻ dưới 12 tháng tuổi và tiêm nhắc lại lúc trẻ được 4-5 tuổi, tuy nhiên, do giai đoạn lây lan mạnh nhất của bệnh là khi bệnh chưa được chẩn đoán nên các biện pháp phòng ngừa rất khó thực hiện. Theo y sĩ Đinh Thùy Hương, Bênhj viện Nhi đồng Đồng Nai thì, đa số các bệnh nhân bị sởi điều trị tại bệnh viện đều nhập viện với lý do sốt cao, ho và phát ban, trong đó, đa số là chưa được điều trị hoặc gia đình tự mua thuốc uống, chỉ một số ít được đến khám ở các cơ sở y tế gần nhà. Một điều đáng lưu ý là hầu hết các bệnh nhân bị sởi đều có biểu hiện thường gặp là: sốt cao liên tục, ho, sổ mũi và xuất hiện ban đỏ rải rác toàn thân ngay sau đó. Một số trường hợp nặng hơn thì có các triệu chứng khác như: tiêu chảy, co giật. Khi ở giai đoạn toàn phát thì bệnh biểu hiện đầy đủ các triệu chứng, trong đó nổi bật là: sốt cao liên tục, ho, mạch nhanh, ban đỏ rải rác khắp toàn thân, họng đỏ, mắt sưng huyết. Tiêm vaccin cho trẻ là biện pháp phòng sởi tốt nhất Cũng theo bác sĩ Lê Linh Giang, có một thực tế lâm sàng là đôi khi khó chẩn đoán được bệnh sởi ngay từ đầu, nhất là khi chưa phát hiện triệu chứng phát ban, bệnh nhân đến sớm với các triệu chứng viêm long đường hô hấp hoặc đã có các biến chứng nặng. Theo thống kê nghiên cứu đề tài thì chỉ có 41,03% bệnh nhân được chẩn đoán là bệnh sởi ngay từ đầu sau khi vào nhập viện. Còn nhiều chẩn đoán khác được nghĩ đến như: nhiễm siêu vi, viêm phổi, viêm phế quản hay tiêu chảy cấp. Qua thống kê các ca bệnh sởi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho thấy, các biến chứng thường gặp khi bệnh nhân bị sởi là: viêm phổi, viêm kết mạc và tiêu chảy cấp. Đa số các bệnh nhân bị sởi được điều trị tại bệnh viện được ổn định và cho xuất viện. Chỉ có ít trường hợp gia đình bệnh nhân xin xuất viện khi tình trạng sức khỏe chưa thật tốt hoặc xin chuyển viện do nhận thấy tình trạng bệnh nặng thêm. Thông qua việc nghiên cứu xác định các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố liên quan đến bệnh sởi ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, các bác sĩ và y sĩ thực hiện đề tài khuyến cáo, bệnh sởi là bệnh cấp tính dễ lây lan, ngoài việc tiêm vaccin phòng ngừa, chẩn đoán sớm và điều trị tích cực để phòng biến chứng nguy hiểm, bệnh viện cần có kế hoạch ứng phó đối với sự trở lại của dịch sởi. Đối với các trường hợp bệnh nhân bị sởi hoặc nghi ngờ bị sởi, bệnh nhân cần được cách ly điều trị. Việc phát hiện sớm các biến chứng của sởi rất quan trọng và cần được sự hỗ trợ của các biện pháp xét nghiệm cận lâm sàng. Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vaccin phòng sởi cho trẻ dưới 12 tháng tuổi và tiêm nhắc lại lúc trẻ được 4-5 tuổi. Hà Giang