• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bệnh sởi tăng mạnh do khoảng trống rà soát đối tượng tiêm chủng

(Chinhphu.vn) – Nhiều địa phương đang ghi nhận số ca bệnh sởi, sốt phát ban tăng mạnh, thậm chí tăng gấp 13 lần so với năm ngoái. Nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra do đối tượng trẻ cần được tiêm vaccine chưa được rà soát đầy đủ.

28/11/2024 15:15
Bệnh sởi tăng mạnh do khoảng trống rà soát đối tượng tiêm chủng- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương chủ trì Hội nghị - Ảnh: VGP/HM

 Tỷ lệ tiêm chủng cao nhưng đa số ca mắc chưa tiêm vaccine?

Tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm do Bộ Y tế tổ chức, kết nối với Sở Y tế các địa phương ngày 28/11, đại diện Sở Y tế Thanh Hoá cho biết, số ca sốt phát ban và sởi tại địa phương này tăng đột biến, tăng 13 lần so với năm ngoái (gần 200 ca). Trong đó, số ca mắc tăng mạnh từ trung tuần tháng 9 đến nay.

Điều đáng lưu ý, đa số các trường hợp mắc là trẻ chưa được tiêm vaccine hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng với vaccine chứa thành phần sởi.

Đồng Nai là địa phương ghi nhận số ca mắc sởi tăng nhanh trong thời gian qua. Nếu như tháng 9, toàn tỉnh ghi nhận khoảng 10-14 ca thì đến tháng 11, con số này tăng lên 80 ca và gần đây nhất là ngày 21/11, toàn tỉnh ghi nhận 102 ca, đã ghi nhận 1 ca tử vong.

Mặc dù, tỷ lệ triển khai tiêm vaccine sởi cho trẻ của tỉnh Đồng Nai đạt 97% theo kế hoạch nhưng theo thống kê của địa phương này, trong số tất cả các ca sởi được ghi nhận thì có tới 80-90% trẻ chưa được tiêm.

TS.BS Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cũng cho biết, các dịch bệnh truyền nhiễm khu vực phía Nam vẫn đang được kiểm soát. Tuy nhiên, số ca bệnh sởi và sốt phát ban gia tăng mạnh. Tích luỹ từ đầu năm đến nay, khu vực phía Nam ghi nhận khoảng 16.500 ca bệnh sốt phát ban và sởi.

Số ca mắc ghi nhận cao nhất ở Đồng Nai với hơn 3.000 trường hợp, TPHCM hơn 2.700 trường hợp.

Đại diện Viện Pasteur TPHCM cũng chia sẻ, việc tiêm vaccine sởi cho trẻ từ 1-10 tuổi đã được rà soát trong thời gian qua, chiếm 86%, trong đó TPHCM có tỷ lệ tiêm rất cao (97%).

"Mặc dù, tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine sởi khu vực Nam đạt cao nhưng số ca mắc sởi trong độ tuổi từ 1-10 tuổi không có xu hướng giảm", TS.BS Nguyễn Vũ Thượng nhấn mạnh.

Bệnh sởi tăng mạnh do khoảng trống rà soát đối tượng tiêm chủng- Ảnh 2.

Toàn cảnh Hội nghị - Ảnh: VGP/HM

 Đối tượng tiêm chủng chưa được rà soát đầy đủ

Nhận định nguyên nhân của tình trạng này, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho rằng, rõ ràng đối tượng trong tiêm chủng chưa được quản lý hết, vì vậy, không triển khai tiêm được vaccine cho đối tượng này, chủ yêu là trẻ trong các gia đình có biến động dân cư. Đây cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm.

Cũng theo TS.BS Nguyễn Vũ Thượng, có khảo sát cho thấy, có tới 27% phụ huynh không đồng ý cho trẻ tiêm vaccine, 23% trẻ trên địa bàn không nằm trong danh sách tiêm vaccine. Như vậy, đối tượng cần được tiêm đang bị bỏ sót nhiều.

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến số ca mắc sởi vẫn gia tăng nhanh trong thời gian qua, khi tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi đạt cao.

Vì vậy, lãnh đạo Viện Pasteur TPHCM kiến nghị, cần phải tiếp tục rà soát tất cả các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh mà đang nằm ngoài diện bao phủ tiêm vaccine.

Cũng tại Hội nghị, theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, thời gian qua, về cơ bản, các địa phương đã và đang triển khai chiến dịch tiêm vaccine chứa thành phần sởi cho trẻ. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương triển khai chậm như Thanh Hoá. Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tỉnh cũng đã nỗ lực triển khai tiêm…

Theo ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tới thời điểm hiện tại, vaccine sởi tiêm cho trẻ từ 1-10 tuổi vẫn còn đủ cung ứng cho các địa phương; còn vaccine sởi tiêm cho trẻ từ 6-9 tháng tuổi, thông qua tổ chức WHO, Bộ Y tế sẽ hỗ trợ hơn 200.000 liều cho các địa phương có nhu cầu.

Trước diễn biến dịch sởi hiện nay, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương yêu cầu các đơn vị khẩn trương hoàn thành kế hoạch phòng chống dịch bệnh năm 2025 cùng các hướng dẫn, định hướng chuyên môn trước ngày 20/12 để gửi tới các địa phương; chỉnh sửa thông tư về tiêm chủng, không để hiện tượng chậm cung cấp cũng như triển khai tiêm vaccine chậm.

Thứ trưởng cũng đề nghị các địa phương rà soát lại các đối tượng trong độ tuổi tiêm chủng và bố trí ngân sách cho chiến dịch tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn.

Riêng đối với khu vực phía Nam, Thứ trưởng yêu cầu Viện Pasteur TPHCM cần tìm hiểu và đánh giá lại nguyên nhân một bộ phận người dân không cho trẻ đi tiêm vaccine, từ đó có khuyến cáo và động viên các bậc phụ huynh đưa trẻ đi tiêm đúng lịch và đầy đủ, để phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Hiền Minh