• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bí thư các tỉnh đốc thúc tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát

(Chinhphu.vn) - Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh: Gia Lai, Bình Định, Kon Tum… đã chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ triển khai để sớm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát.

12/02/2025 17:36
Bí thư các tỉnh đốc thúc tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát- Ảnh 1.

Lực lượng địa phương hỗ trợ ngày công xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện Ia Pa, Gia Lai - Ảnh: Cổng TTĐT Gia Lai

Gia Lai: Hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trong 6 tháng đầu năm 2025

Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Văn Niên và Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa chủ trì họp Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh Gia Lai cho biết, qua rà soát, Gia Lai có 8.485 nhà tạm, nhà dột nát cần xây dựng, sửa chữa, trong đó, 6.828 nhà cần xây dựng và 1.657 nhà cần sửa chữa. Căn cứ theo định mức hỗ trợ 60 triệu đồng/hộ khi xây dựng và 30 triệu đồng/hộ khi sửa chữa thì tổng nhu cầu kinh phí thực hiện là gần 460 tỷ đồng.

Đến nay, 17/17 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát; 17 địa phương đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát và phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình có công với cách mạng đủ điều kiện hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở trên địa bàn.

Theo UBND tỉnh, đến thời điểm hiện tại, 6 địa phương đã khởi công xây dựng, sửa chữa 72 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình có công với cách mạng.

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên ghi nhận, biểu dương một số địa phương đã khẩn trương tổ chức phát động, triển khai các đợt cao điểm xóa nhà tạm, nhà dột nát ngay sau Tết Nguyên đán và có nhiều hình thức vận động, kêu gọi nguồn lực thực hiện chương trình.

Ông Hồ Văn Niên nhấn mạnh, Gia Lai quyết tâm hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm 2025. Đây là quyết tâm chính trị lớn của tỉnh. Đến thời điểm hiện tại chỉ còn 140 ngày để hoàn thành mục tiêu trên. Do đó, các địa phương phải quyết tâm, quyết liệt, quyết làm và làm thật sự có hiệu quả. Trong đó, phải tính toán cụ thể, xác định rõ mỗi ngày cần phải xóa bao nhiêu nhà tạm, nhà dột nát.

Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai đề nghị các địa phương tiếp tục kêu gọi, tiếp nhận các nguồn lực trong xã hội để thực hiện chương trình; đề nghị TP. Pleiku và thị xã An Khê, Ayun Pa hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát trong tháng 3, hoặc đầu tháng 4, vì số lượng nhà tạm, nhà dột nát của các địa phương này ít và nguồn lực tại chỗ cơ bản đáp ứng. Các địa phương có số lượng nhà tạm, nhà dột nát nhiều phải có chương trình, kế hoạch hàng tuần, hàng tháng để chủ động, năng động triển khai thực hiện.

Bí thư các tỉnh đốc thúc tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát- Ảnh 2.

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng cùng lãnh đạo tỉnh tham gia phát động chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát tại thị xã Hoài Nhơn, ngày 9/2

Bình Định quyết tâm đến hết tháng 5/2025 xóa hết nhà tạm, nhà dột nát

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng vừa chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình triển khai thực hiện chương trình xóa hết nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Bình Định, tổng số hộ được hỗ trợ nhà ở trên địa bàn tỉnh năm 2025 là 4.442 hộ (xây mới 2.731 hộ, sửa chữa 1.711 hộ). Tổng kinh phí hỗ trợ trên 215 tỷ đồng.

Trên cơ sở đánh giá tình hình, tỉnh đã thống nhất đề ra kế hoạch phân kỳ thực hiện hoàn thành chương trình. Trong tổng số 4.442 hộ, đã thực hiện 684 hộ, còn lại 3.758 hộ (bao gồm xây mới 2.412 hộ, sửa chữa 1.346 hộ).

Theo đó, toàn tỉnh sẽ phân kỳ thực hiện theo từng tháng. Dự kiến hết tháng 5/2025 toàn tỉnh sẽ thực hiện xong 4.442 hộ, hoàn thành xóa 100% nhà tạm, nhà dột nát trong tỉnh.

Phát biểu chỉ đạo, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định yêu cầu cả hệ thống chính trị phải có trách nhiệm đối với các gia đình chính sách, người có công và người nghèo còn thiếu nhà ở; ra sức, quyết tâm thực hiện chương trình, phấn đấu hết tháng 5/2025, phải xóa hết nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

Ông Hồ Quốc Dũng ghi nhận nỗ lực của các huyện, thị xã, thành phố trong việc phát động kêu gọi các tầng lớp nhân dân và các thành phần kinh tế ủng hộ nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát ở từng địa phương. Tuy nhiên, tỉnh lưu ý các địa phương phải sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, đúng quy chế đối với nguồn huy động.

Kon Tum tiếp tục kêu gọi nguồn lực hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang vừa chủ trì họp Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, đến nay, 10 huyện, thành phố và 102 xã, phường, thị trấn của Kon Tum đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát; ban hành quy chế làm việc và phân công nhiệm vụ cho thành viên Ban Chỉ đạo; ban hành kế hoạch triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Kon Tum hiện có 2.752 hộ cần phải xóa nhà tạm, nhà dột nát, trong đó, nhu cầu xây mới 2.186 căn và sửa chữa 566 căn. Tổng kinh phí để thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát là gần 142 tỷ đồng. Đến nay, các huyện, thành phố đã triển khai 373 căn, trong đó, xây mới 324 căn, sửa chữa 49 căn, đạt 13,5% so với kế hoạch.

Hiện nay nguồn kinh phí triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh còn thiếu gần 55 tỷ đồng. Các huyện, thành phố đang còn khó khăn về nguồn lực kêu gọi tại chỗ để xóa nhà tạm, nhà dột nát, nguồn lực chủ yếu chờ từ Trung ương, tỉnh hỗ trợ...

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum biểu dương các địa phương đã triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn; đồng thời, phê bình một số địa phương chưa sát sao, quyết liệt chỉ đạo thực hiện và công tác triển khai chậm.

Đồng thời đề nghị các địa phương tiếp tục huy động các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để hỗ trợ người dân xóa nhà tạm, nhà dột nát; khẩn trương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát đối với các hộ đã có kinh phí trước ngày 30/6/2025. 

Các hộ còn lại tiếp tục nghiên cứu các nguồn xã hội hóa và nguồn hợp pháp khác để hoàn thành công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn.

NA