• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bỉm Sơn: Nỗ lực hướng tới vị thế thành phố công nghiệp đô thị loại III

(Chinhphu.vn) - Với định hướng trở thành thành phố công nghiệp công nghệ cao, Bỉm Sơn được quy hoạch và phấn đấu đạt chuẩn đô thị loại III trực thuộc tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025.

08/09/2021 13:07
Quảng trường trên đường Trần Phú - trung tâm của thị xã Bỉm Sơn, trọng điểm phát triển của thành phố tương lai

Theo định hướng phát triển giai đoạn 2021-2025, thị xã Bỉm Sơn sẽ phấn đấu trở thành thành phố đô thị loại III trực thuộc tỉnh – hạt nhân của trung tâm kinh tế phía bắc tỉnh Thanh Hóa, hướng đến mục tiêu thành phố công nghiệp với tỉ lệ đô thị hóa 100% và là cửa ngõ trung tâm của các tuyến giao thông trọng điểm cấp quốc gia cũng như nội tỉnh.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế, an sinh xã hội là nhiệm vụ bản lề trong công cuộc đưa Bỉm Sơn hiện thực hóa mục tiêu trên. 
Khu công nghiệp Bỉm Sơn thu hút hàng loạt nhà đầu tư trong và ngoài nước với số vốn lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.

Năm 2020, tổng giá trị sản xuất của Bỉm Sơn đạt 33.737,2 tỷ đồng, cao hơn mức bình quân chung của cả tỉnh. Cơ cấu kinh tế của Bỉm Sơn tiếp tục chuyển dịch tích cực, tăng tỉ trọng công nghiệp-xây dựng, dịch vụ-thương mại, giảm dần tỉ trọng nông-lâm nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng ước đạt 18.240,2 tỷ.đồng, tốc độ tăng bình quân 14,58 %, tăng 1,38% so với mục tiêu. Thu nhập bình quân đạt 80,1 triệu đồng/người/năm.

Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016-2020 ước đạt 21.143 tỷ đồng, tăng 1,4% so với mục tiêu. Cơ cấu vốn đầu tư có sự thay đổi theo hướng giảm dần tỉ trọng vốn ngân sách Nhà nước, tăng vốn đầu tư doanh nghiệp và vốn đầu tư trong nhân dân.

Đến nay, trên địa bàn đã thu hút được hơn 60 dự án sản xuất công nghiệp mới, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 22.000 tỷ đồng. Một số dự án tiêu biểu đã và đang triển khai như Dự án dây chuyền 2, 3, 4 Nhà máy xi măng Long Sơn; Nhà máy gạch Long Thành; Dự án đầu tư mở rộng sản xuất của Tổng công ty May 10; Dự án sản xuất dụng cụ thể thao Vaude Việt Nam… Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng tin tưởng lựa chọn đầu tư với các dự án lớn như Nhà máy sản xuất kết cấu thép YADA (Nhật Bản); 2 nhà máy sản xuất găng tay y tế của Tập đoàn INTCO (Singapore) với tổng mức đầu tư dự kiến 4.420 tỷ đồng, công suất 9 tỷ chiếc mỗi năm. Đáng chú ý là nhà máy sản xuất lốp ô tô Radial của Công ty TNHH lốp COPO Việt Nam - một trong những dự án lớn nhất Đông Nam Á lĩnh vực này, có tổng vốn đầu tư 1.484 tỷ đồng…

Cao tốc Mai Sơn – QL45 với nút giao cách Bỉm Sơn gần 5km sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế của thành phố trong tương lai.

Bên cạnh đó, thị xã đã thành lập mới được 463 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 1.389 tỷ đồng, nâng số doanh nghiệp đang hoạt động lên trên 600 doanh nghiệp; nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định và phát huy hiệu quả góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Trong bối cảnh khó khăn chung do dịch bệnh trên cả nước nhưng quý I/2021, thêm 15 doanh nghiệp thành lập mới.

Với trọng tâm đạt chuẩn thành phố đô thị loại III, trong tương lai không xa, Bỉm Sơn sẽ là lá cờ đầu phát triển kinh tế không chỉ của Thanh Hóa mà còn là thành phố công nghiệp tiêu biểu của cả nước./.