• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bỉm Sơn (Thanh Hóa): Lấy đất của dân giao cho doanh nghiệp tư nhân

Ông Quảng, bà Thanh đang ở trên mảnh đất khai hoang

06/12/2011 14:01
Thời gian qua, Báo Tài nguyên & Môi trường liên tục nhận được đơn thư khiếu nại của gia đình ông Trần Đức Quảng, bà Ngô Thị Thanh ở KP6, Phường Bắc Sơn (Thị xã Bỉm Sơn - Thanh Hóa) phản ánh việc đất khai hoang của ông bà ở và trồng rừng từ năm 1979 đến nay không có tranh chấp gì, nhưng đến năm 2003, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định thu hồi để giao cho Doanh nghiệp tư nhân ở Nam Định. Điều đáng nói, khi ra Quyết định thu hồi đã không có thông báo, không có kiểm kê đền bù và đến năm 2010 gia đình ông mới nhận được Quyết định thu hồi đất và hơn 8 năm kể từ khi có Quyết định giao đất thì Doanh nghiệp vẫn chưa tiến hành sản xuất kinh doanh gì.
Dốc sức khai hoang lập nghiệp
Năm 1979, thực hiện lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước, gia đình ông Quảng đã ra khai hoang vùng đất Ba Lá, Tam Điệp - Bỉm Sơn (lúc đó đây là vùng đất hoang sơ chỉ có cỏ lau, cỏ lác mọc um tùm - nay thuộc KP 6, P. Bắc Sơn, TX. Bỉm Sơn). Trong quá trình khai hoang, phục hóa gia đình ông Quảng đã khai hoang được khoảng 10.400 m2 đất (trong đó có 400 m2 đất ở và 10.000 m2 đất lâm nghiệp). Khi Nhà nước có chủ trương trồng rừng 327 và 661 gia đình ông cũng đã tiến hành phủ xanh đồi núi trọc trồng keo, tràm, bạch đàn và các loại cây ăn quả: Na, mít, ổi... Từ đó cho đến nay không có tranh chấp gì với ai
Ông Vũ Đăng Khoa, Khu phố 5, P. Bắc Sơn, (Thị xã Bỉm Sơn) cho biết: Ông là con trai cụ Vũ Văn Năm là công nhân của Nông trường Hà Trung từ năm 1960. Năm 1975 ông đi bộ đội và năm 1987 ông phục viên, từ năm 1979 trở đi mỗi khi về phép ở Nông trường ông đều đến thăm gia đình ông Quảng, bà Thanh tại vùng đất Ba Lá này. Đặc biệt ông Ngô Lê Hùng, nguyên là cán bộ quản lý ruộng đất Thị xã Bỉm Sơn (thời kỳ 1980 - 2007) cho biết: Vào những năm 1979 - 1980, khi giao đất lâm nghiệp, do lúc đó Nhà nước đang có quy hoạch làm QL 1A cải dịch mà khu đất của ông Quảng lại quá hẹp, tính từ chân núi đá đến đường sắt (trong sổ giao đất lâm nghiệp đã thể hiện), nên gia đình ông Quảng không được cấp Giấy Chứng nhận quyền dụng đất lâm nghiệp nhưng ông vẫn được quyền sử dụng để trồng cây nông - lâm nghiệp cho đến nay không có tranh chấp với ai.
Đến quyết định khó hiểu
Trong khi gia đình ông Trần Đức Quảng và bà Ngô Thị Thanh đang làm ăn sinh sống trên mảnh đất mà ông bà bỏ công sức mồ hôi và nước mắt khai hoang hơn 24 năm không có tranh chấp, thì ngày 4/8/2003 UND tỉnh Thanh Hóa đã có QĐ số 2487/QĐ-CT thu hồi diện tích đất của gia đình ông giao cho Công ty cổ phần Hoa Phượng (TP. Nam Định) thuê đất trong thời hạn 30 năm để xây dựng Xưởng Sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ và Văn phòng giao dịch.
Điều khó hiểu là trước và sau khi có QĐ số 2487, Chính quyền địa phương và Doanh nghiệp không trao Quyết định thu hồi cho các hộ và cũng không tiến hành họp các hộ bị ảnh hưởng thu hồi để kiểm kê, áp giá đền bù cho gia đình ông. Đến năm 2006, Hội đồng Bồi thường GPMB Thị xã Bỉm Sơn mới có dự toán bồi thường cho gia đình ông với tổng số tiền là hơn 31 triệu đồng(!). Nhưng bản dự toán bồi thường lại không có ngày, tháng, không có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng Bồi thường GPMB và của Chủ dự án là Công ty CP Hoa Phượng(!). Đến ngày 11/11/2010, UBND TX. Bỉm Sơn lại tiếp tục ra QĐ số 2118/QĐ-UBND để Kiện toàn Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư GPMB thực hiện dự án: Xây dựng Xưởng Sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ và Văn phòng giao dịch. Và mãi đến ngày 17/12/2010 ( hơn 7 năm sau) UBND Thị xã Bỉm Sơn mới mời gia đình ông Quảng lên giao QĐ số 2487 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Trao đổi với chúng tôi ông Phan Công Trường, Chủ tịch UBND P. Bắc Sơn cho rằng: Việc ông Quảng, bà Thanh đang sống và canh tác trên mảnh đất này là đúng, không có tranh chấp gì với ai và ông bà mới ra khai hoang từ năm 1991,1992 chứ không phải là năm 1979 (!?). Như vậy, cho dù ông Quảng, bà Thanh không phải ra khai hoang từ năm 1979 mà khai hoang từ năm 1991,1992 như lời ông Chủ tịch Phường nói, thì căn cứ vào khoản 4 và khoản 6, điều 50, Luật Đất đai 2003, nếu người sử dụng đất không có giấy tờ gì, nhưng đã sử dụng ổn định trước ngày 15-10-1993 (ngày Luật Đất đai 1993 có hiệu lực), phù hợp với qui hoạch đó được phê duyệt (nếu có), được UBND cấp xã xác nhận không có tranh chấp thì được cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất.
Căn cứ vào Luật Đất đai 1993 và 2003 thì rõ ràng việc UBND tỉnh Thanh Hóa ra QĐ số 2487 mà không thành lập Hội đồng kiểm kê, GPMB, không có tái định cư, họp dân... là chưa thấu tình, đạt lý. Vả lại đây là dự án đã được thực hiện từ năm 2003 đến nay đã hơn 8 năm mà vẫn chưa được thực hiện. Như vậy phải chăng đằng sau nó có gì khuất tất, đầu cơ tích trữ đất đai để buôn đi, bán lại kiếm lời (?). Rất mong UBND tỉnh Thanh Hóa cùng các cơ quan liên quan điều tra làm rõ những khuất tất trên, đem lại quyền lợi chính đáng cho gia đình ông Quảng.

Tuyết Trang