Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản; theo dõi thi hành pháp luật; xây dựng, kiện toàn tổ chức pháp chế: Phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2012. Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng, ổn định tổ chức pháp chế theo Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ. Tổ chức tổng kết 05 năm triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và 08 năm triển khai thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004 . Nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật trong đó chú trọng tính khả thi, góp phần tăng chỉ số năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổ chức triển khai tích cực công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật, tập trung vào các lĩnh vực an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, quản lý và sử dụng đất đai.
Công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật: T iếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và các văn bản của cấp ủy, chính quyền các cấp về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Bám sát Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ để kịp thời tuyên truyền đến cán bộ và nhân dân các đạo luật mới được ban hành; tập trung tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương như: Cải cách hành chính; đất đai, xây dựng, giải phóng mặt bằng; quản lý đô thị, xã hội hóa; phòng chống tham nhũng, lãng phí; thực hành tiết kiệm; phòng chống tệ nạn xã hội, an toàn giao thông… hướng mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở, những nơi có nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật; chú trọng đối với thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.
Công tác Trợ giúp pháp lý: Tham mưu UBND tỉnh xây dựng Đề án triển khai thực hiện Quyết định số 678/QD-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển Trợ giúp pháp lý ở Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trước mắt, xây dựng và triển khai thực hiện Quyết định số 792/QĐ-TTg ngày 23/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch mạng lưới Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước và Chi nhánh của Trung tâm giai đoạn 2008-2010, định hướng đến năm 2015”. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý. Đẩy mạnh trợ giúp pháp lý lưu động, sinh hoạt Câu lạc bộ Trợ giúp pháp lý, sinh hoạt chuyên đề pháp luật tại các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, các xã, thị trấn có nhu cầu trợ giúp pháp lý lớn, những địa bàn cần tập trung ổn định về trật tự, an toàn xã hội .
Công tác hành chính tư pháp: Tập trung triển khai Luật Lý lịch tư pháp, xây dựng cơ sở dữ liệu và khai thác, sử dụng hiệu quả các thông tin lý lịch tư pháp. Tập trung thực hiện tốt Luật Nuôi con nuôi, đăng ký và quản lý hộ tịch đảm bảo chặt chẽ, chính xác, đúng pháp luật. Triển khai tích cực công tác bồi thường nhà nước.
Công tác Bổ trợ tư pháp : Tham mưu cho UBND tỉnh Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển Luật sư đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2012 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, nhất là tài sản công, quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 1035/QĐ-CTUBND ngày 13/5/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch thực hiện Đề án đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện xã hội hóa và có cơ chế, chính sách để quản lý chặt chẽ các hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh.
Công tác thanh tra, kiểm tra : Thường xuyên thanh tra, kiểm tra đối với các lĩnh vực công chứng, luật sư, bán đấu giá tài sản, chứng thực, hộ tịch; công tác tư pháp cơ sở, nơi trực tiếp với người dân và doanh nghiệp để tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý và nâng cao nghiệp vụ.
Cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin : Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành Tư pháp; t hực hiện tốt Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; thực hiện hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Sở Tư pháp. Tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của ngành Tư pháp, nhất là trong lĩnh vực Hành chính - Tư pháp. Tổ chức khai thác và sử dụng hiệu quả Trang thông tin điện tử Sở Tư pháp.
Công tác xây dựng ngành, kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Tư pháp trong sạch, vững mạnh: Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp; phòng Tư pháp cấp huyện; Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, các tổ chức pháp chế. Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nhất là kỹ năng công tác cho đội ngũ cán bộ của Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện, Tư pháp - Hộ tịch cấp xã có chuyên môn, chuyên nghiệp; đối với cán bộ, công chức pháp chế tại các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh và các doanh nghiệp nhà nước từng bước nâng cao trình độ, năng lực để đảm đương được công tác Tư pháp ngày càng tăng, chất lượng ngày càng cao.
Giao Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể để triển khai thực hiện phần việc của mình, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc thực hiện.
Hồ Mỹ Ngọc Chân