• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bình Định: Hậu quả khó lường của việc doanh nghiệp “làm ẩu”- lấp đầm Thị Nại

Biến đổi khí hậu đang diễn ra hết sức phức tạp và gây hậu quả nghiêm trọng đến nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân chính là do ý thức và sự tác động của con người trong nhiều thập kỷ qua. Vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam đang tìm ra những giải pháp tích cực để hạn chế những tác động xấu do biến đổi khí hậu đối với đời sống con người.

03/11/2011 11:55
Tại Bình Định, trước yêu cầu phát triển, nhiều dự án đầu tư xây dựng đã được triển khai, trong đó một số dự án, nhất là dự án lấn lấp đầm Thị Nại – thành phố Quy Nhơn do Công ty TNHH Quốc Thắng làm chủ đầu tư, mới bước đầu triển khai đã cho thấy việc thi công “làm ẩu” gây “hậu quả” khó lường.
Việc qui hoạch và phát triển kinh tế - xã hội tại khu Kinh tế Nhơn Hội, cũng như đô thị Quy Nhơn là đúng với nhu cầu phát triển ngày càng đi lên của tỉnh Bình Định. Dự án Trung tâm Thương mại - dịch vụ và Du lịch Nhơn Hội do Công ty TNHH Quốc Thắng làm chủ đầu tư đã được UBND tỉnh Bình Định cấp phép ngày 22/11/2006 tại vị trí phía chân đầu cầu phía đông cầu Thị Nại (Khu kinh tế Nhơn Hội) với tổng số vốn đăng ký 181,2 tỷ đồng. Theo quy hoạch thiết kế ban đầu, dự án có tổng diện tích là 74,6 ha. Nhưng đến nay, Công ty đã lấn ra đầm và đưa tổng diện tích dự án lên trên 94,6 ha.
Như vậy, so với giấy phép được cấp từ ban đầu, thì diện tích tăng lên gần 20 ha “không phải trên trời rơi xuống”, do quá trình lấn lấp đầm mà có. Để thực hiện dự án, đáng lẽ các cấp chính quyền và ngành chức năng tỉnh Bình Định khi phê duyệt dự án, cần bắt buộc xây dựng bờ kè kiên cố tại ranh giới, nhằm ngăn chặn sự trôi chảy đất cát đổ xuống lấn lấp hồ. Nhưng trong quá trình san lấp “lấn đầm” Công ty TNHH Quốc Thắng đã không xây kè chắn đất cát, sỏi đá khi đổ xuống lấn mặt nước đầm Thị Nại. Và không thấy cơ quan, đơn vị chức năng nào của tỉnh, thành phố Quy Nhơn kiểm tra giám sát, xử lý trước việc “làm ẩu” của Công ty này.
Mặt khác, việc triển khai dự án này quá chậm so với qui định. Ngoài việc chủ yếu san lấp mặt bằng, xây dựng cây xăng Nhơn Hội và một dãy nhà làm nơi trưng bày sản phẩm, một số phòng chơi bida với bảng tên “cây cọ vàng”, tại khu đất san lấp lấn đầm dưới chân cầu phía Đông Nam của cầu Thị Nại đang xây dựng một vài công trình lẻ tẻ, rời rạc, chưa đâu vào đâu.
Theo báo cáo của Ban quản lý Khu kinh tế Bình Định trong buổi làm việc gần đây với ông Nguyễn Văn Thiện, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, đã xác nhận đây là một dự án có vị trí đắc địa, nhưng qui mô và kiến trúc chưa tương xứng, thiếu tính chuyên nghiệp trong đầu tư xây dựng và chưa tuân thủ qui định của pháp luật.
Chưa hết, trong khi dự án cũ làm chưa tới đâu, lãnh đạo tỉnh Bình Định lại tiếp tục giao cho Công ty này thực hiện dự án xây dựng Khu biệt thự cao cấp Đại Phú Gia, tại khu vực phía Tây Bắc cầu Thị Nại, với tổng diện tích trên 34 ha. Đến nay, dự án đang được san lấp mặt bằng. Phía Đông Nam của dự án cũng giáp với đầm Thị Nại và cũng không thấy Công ty xây dựng hệ thống kè để chắn sự trôi chảy của đất cát đổ xuống đầm, nhất là mùa mưa lũ đến.
Mặc dù các dự án này đã được nhiều nhà khoa học cho rằng sẽ gây hậu quả khó lường đối với đầm Thị Nại nói chung, đặc biệt là đối với hệ thống Cảng biển Quy Nhơn. Bởi từ khu đổ đất cát “lấn biển” chỉ cách cảng biển Quy Nhơn khoảng chừng trên 1-1,5 km mặt nước. Tất cả những nơi san lấp để thực hiện dự án của Công ty TNHH Quốc Thắng đều nằm ở phía hạ du của 2 con sông lớn là Sông Kôn và Hà Thanh. Mùa mưa, lũ ở thượng nguồn đổ ra cửa biển Qui Nhơn và tất yếu đất cát ở đây sẽ được kéo theo, lấp dần độ sâu của đầm Thị Nại và của hệ thống cảng biển Quy Nhơn.
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Minh Tiến, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Cảng Quy Nhơn - Bình Định cho biết: Sự bồi lấp độ sâu của cảng biển này đang báo động “đỏ”. Nếu những năm trước đây, mỗi năm cảng Quy Nhơn thường bị bồi lấp độ sâu thêm chừng 0,3 m thì những năm gần đây sự bồi lấp độ sâu ngày càng nhanh hơn, lên 1 m thậm chí lên đến 3 m. Nếu cứ đà này, không biết bao lâu nữa Cảng Quy Nhơn sẽ không còn lợi thế là một cảng nước sâu, kín gió cho tàu có trọng tải từ 3-5 vạn tấn ra vào.
Cảng Quy Nhơn là một cảng lớn và kín gió, một tiềm năng lớn trong việc phát triển hàng hải trong nước và quốc tế. Để phát huy lợi thế của hệ thống cảng biển Qui Nhơn nhằm phục vụ sự phát triển của một trong những vùng kinh tế trọng điểm ở miền Trung - Tây Nguyên, tỉnh Bình Định đã đề nghị Trung ương, năm 2011 đầu tư kinh phí khoảng trên 150 tỷ đồng để nạo vét luồng lạch, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu có trọng tải từ 3-5 vạn tấn vào cảng. Thế nhưng, trước những việc làm của Công ty TNHH Quốc Thắng, việc đầu tư này chẳng khác gì "dã tràng xe cát biển đông.”
Đến lúc lãnh đạo và các ngành chức năng của tỉnh Bình Định cần nghiêm túc nhìn nhận mức độ nguy hại của việc bồi lấp đầm Thị Nại và hệ thống cảng biển Quy Nhơn; nghiêm túc xem xét việc tiếp tục thi công cả hai dự án và việc cần thiết cấp bách là phải thuê tư vấn thiết kế xây dựng hệ thống kè chắn đất cát.
Viết Ý