• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bình Dương xác định 3 trụ cột chính để dập dịch

(Chinhphu.vn) - Tận dụng thời gian thực hiện giãn cách xã hội các tỉnh, thành phố phía nam theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bình Dương đang tập trung toàn lực đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng, sàng lọc để tách F0 ra khỏi cộng đồng và tổ chức “3 tại chỗ" đối với doanh nghiệp.

20/07/2021 09:03

Tỉnh xác định 3 trụ cột chính nêu trên là nhiệm vụ trọng tâm để kiểm soát dịch, bảo vệ “vùng an toàn”, dần dần ổn định sản xuất, góp phần vào thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ sức khỏe của nhân dân.

Nơi ở lại của công nhân Công ty Yazaki EDS Việt Nam (TP. Dĩ An) đã được bố trí xong - Ảnh: Báo Bình Dương

615 DN trong KCN đăng ký cho công nhân ở lại làm việc

Đến ngày 19/7, nhiều DN trên địa bàn tỉnh đã thực hiện xong phương án “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 địa điểm”, bảo đảm chỗ ăn, ở và làm việc tại nhà máy cho gần 100.000 công nhân lao động trong những ngày toàn tỉnh thực hiện giãn cách xã hội. Bên cạnh đó, một số công ty không thực hiện kịp 2 phương án trên đã cho lao động nghỉ việc 2 tuần và được nhận lương cơ bản.

Trước đó, báo Bình Dương dẫn thông tin từ đại diện Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) Bình Dương cho biết, đến cuối ngày 18/7, có 615 doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn tỉnh đăng ký cho công nhân lao động ở lại nhà máy làm việc trong thời gian giãn cách xã hội. Trong số này có 587 doanh nghiệp thực hiện phương án “3 tại chỗ” và 28 doanh nghiệp thực hiện phương án “1 cung đường, 2 địa điểm”.

Theo quy định của UBND tỉnh, các doanh nghiệp đăng ký cho người lao động ở lại nhà máy làm việc phải bảo đảm thực hiện nghiêm các quy định về phòng cháy chữa cháy, anh ninh trật tự và quy định về phòng, chống dịch bệnh. Toàn bộ lao động đăng ký ở lại nhà máy sản xuất phải được xét nghiệm RT-PCR gộp và có kết quả âm tính với SARS-CoV2. Doanh nghiệp phải bảo đảm nơi ăn, ở hợp vệ sinh, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn sản xuất.

Ban quản lý các KCN sẽ phối hợp các ngành, địa phương kiểm tra việc thực hiện phương án của các doanh nghiệp. Trường hợp không bảo đảm an toàn, công ty phải tạm dừng hoạt động.

503 ca COVID-19 trong ngày 19/7

Ngày 19/7, Bình Dương ghi nhận 503 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca mắc trong đợt dịch lần thứ 4 lên 3.147 ca, trong đó có 8 bệnh nhân tử vong.

Cũng trong ngày 19/7, Khu điều trị Trung tâm Y tế TP. Thuận An thông báo có 112 bệnh nhân khỏi bệnh, nâng tổng số bệnh nhân khỏi bệnh trong đợt dịch lần thứ 4 là 300 người.

Hiện toàn tỉnh có 10 khu điều trị bệnh nhân COVID-19 với 2.721 bệnh nhân, trong đó có 40 phụ nữ mang thai, 28 người trên 65 tuổi, 76 người có bệnh lý nền, 62 người diễn biến nặng.

Ngoài ra, trong ngày 19/7, ngành y tế tiến hành tiêm vaccine cho 3.109 người (gồm 3.055 người tiêm mũi 1, 54 người tiêm mũi 2). Tổng số người tiêm trong đợt 4 là 21.266 người tiêm mũi 1; 2.138 người tiêm mũi 2. Tích lũy cả 4 đợt, toàn tỉnh đã tiêm được 67.206 người; có 15.778 người có phản ứng thông thường, chiếm 23,5%.

Siết chặt cửa ngõ vào Bình Dương 

Đúng 0 giờ sáng 19/7, Bình Dương triển khai giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ thời hạn trong 14 ngày. 

Tại cửa ngõ tiếp giáp TPHCM, chốt kiểm soát dịch bệnh tại cầu Vĩnh Bình, phường Vĩnh Phú, TP. Thuận An đã được các cơ quan chức năng tăng cường kiểm soát các điều kiện đối với người điều khiển phương tiện vào Bình Dương. Nhiều phương tiện bị buộc quay đầu trở lại do tài xế không có giấy xét nghiệm COVID-19 hoặc đã hết hạn. Đáng chú ý, nhiều giấy xác nhận có dấu hiệu làm giả, photocopy đã bị lực lượng phát hiện. 

BT