• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bình Phước: Doanh nghiệp "xâu xé" đất rừng

Trồng cao su đang là siêu lợi nhuận, dẫn tới hàng loạt DN vi phạm quy định của Nhà nước.

11/10/2011 13:32
Trong nhiều năm qua, tỉnh Bình Phước đã chủ trương giao đất rừng cho nhiều doanh nghiệp (DN), nhằm chuyển đất rừng nghèo kiệt sang trồng các loại cây công nghiệp có giá trị cao như cao su. Thế nhưng có không ít DN đã lợi dụng chủ trương này, qua mặt chính quyền, xin giao đất rừng, rồi sang nhượng, mua bán vô tội vạ, nhằm trục lợi.
Vợ - con các "sếp" đua nhau trục lợi
Cty TNHH Một thành viên (MTV) Tân Thiên Mẫn do ông Đỗ Nguyễn Minh Trí làm Giám đốc, được UBND tỉnh Bình Phước duyệt dự án chuyển đổi khoảng 90 ha rừng nghèo kiệt sang trồng cao su, thuộc huyện Bù Đăng.
Ngay sau khi được thuận chủ trương, Cty Tân Thiên Mẫn ký hợp đồng liên doanh với chủ rừng là Cty TNHH MTV Cao su Sông Bé (DNNN thuộc Tỉnh ủy Bình Phước) - nhằm nhận đất rừng để thực hiện dự án. Điều đáng nói là ông Đỗ Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Cty Tân Thiên Mẫn, chính là con trai ông Đỗ Quốc Quýt, Tổng Giám Cty TNHH MTV Cao su Sông Bé. Có ông bố làm "sếp lớn" Cty chủ rừng, Cty Tân Thiên Mẫn không cần xây dựng phương án bồi thường hỗ trợ, mà trực tiếp phối hợp với đơn vị chủ rừng, thống kê danh sách các hộ dân xâm canh, tiến hành bồi thường hỗ trợ(?). Nhờ có "ô dù", Cty Tân Thiên Mẫn đã bồi thường được 56,1 ha, với tổng số tiền bồi thường là 313,5 triệu đồng, mà không gặp bất cứ một trở ngại nào. Có trong tay 80/90 ha đất được giao từ Cty "bố", Cty Tân Thiên Mẫn đã trồng cao su "ngon lành"…
Không thua kém cha con ông Đỗ Quốc Quýt, ông Đặng Văn Hơn, Phó Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Cao su Sông Bé cũng "bật đèn xanh" cho Cty TNHH MTV Hưng Phước Trường (do bà Lê Thị Nghĩa - vợ ông Hơn làm Giám đốc), liên doanh với Cty TNHH MTV Cao su Sông Bé, ngay sau khi được UBND tỉnh thuận chủ trương cho Cty Hưng Phước Trường thực hiện dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su. Do có được lợi thế là Cty "chồng" làm chủ đất rừng, nên Cty Hưng Phước Trường của bà Nghĩa cũng không xây dựng phương án bồi thường hỗ trợ, mà trực tiếp phối hợp với đơn vị chủ rừng là Cty "chồng", đứng ra thống kê danh sách các hộ dân xâm canh, tiến hành bồi thường hỗ trợ 28 hộ, với 17,9 ha. Hiện Cty Hưng Phước Trường đã khai hoang san ủi được 43 ha và trồng được 22 ha cao su.
Mua bán đất rừng tràn lan
Mới đây, cơ quan chức năng cũng đã phanh phui thêm nhiều DN ở Bình Dương sang nhượng, mua bán đất rừng vô tội vạ, nhằm trục lợi.
Cụ thể: Sau khi được UBND tỉnh duyệt dự án trồng cao su, bà Trần Thị Thêu, Giám đốc Cty TNHH MTV Nam Hằng đã ký hợp đồng chuyển nhượng vốn góp cho ông Nguyễn Thanh Trúc và ông Bùi Văn Làm, với số tiền 9,3 tỷ đồng. Ngay sau khi chuyển nhượng vốn, Cty Nam Hằng đã được chuyển thành chủ mới là Cty TNHH hai thành viên do ông Nguyễn Thanh Trúc làm Giám đốc. Trừ các chi phí đầu tư dự án hết 2,3 tỷ đồng, chủ cũ của Cty Nam Hằng (gồm bà Thêu và ông Nguyễn Thế Hoan, Phó Giám đốc) đã bỏ túi 8 tỷ đồng, nhờ bán…196,5 ha đất rừng của Nhà nước giao. Phi vụ chuyển nhượng đất dự án này là vi phạm luật pháp và trái với chủ trương của UBND tỉnh Bình Phước. Chưa kể, trong khi lập dự án cốt chỉ lấy 196,5 ha đất rừng để bán, ông Nguyễn Thế Hoan còn thành lập thêm Cty TNHH MTV Phương Minh, cũng nhằm mục đích xin giao đất rừng nghèo kiệt để chuyển đổi sang trồng cao su. Tuy nhiên, do mánh khóe bán đất rừng tại Cty Nam Hằng bị phanh phui, dẫn tới chủ trương quy hoạch đất cho dự án Cty Phương Minh bị thu hồi.
Tương tự, Cty TNHH TM Việt Lào, dù không đủ năng lực tài chính, vẫn cố xin giao 84,4 ha đất thực hiện dự án chăn nuôi hươu sao, trồng cao su, trồng rừng. Song, khi có được chủ trương giao đất, Cty Việt Lào đã liên doanh, cho Cty TNHH Sơn Nam toàn quyền trồng 30 ha cao su và các loại cây khác. Chưa hết, ông Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Cty Việt Lào còn mang đất thực hiện dự án chăn nuôi hươu sao chuyển nhượng cho một số cá nhân khác…
Biến tướng dự án để trục lợi
Không chỉ mua bán đất rừng để trục lợi, không ít DN, khi thực hiện dự án, bất chấp cam kết phải thực hiện đúng quy định của chính quyền, vì lợi trước mắt đã ngang nhiên xé rào, vi phạm cam kết, làm trái chủ trương giao đất của UBND tỉnh. Đơn cử Hợp tác xã Dân Sinh, cam kết trồng 17 ha keo lai, nhưng sau khi san ủi đất, lại chuyển sang trồng…17 ha cao su, mà không hề có sự cho phép của bất kỳ cơ quan chức năng nào. Cty cổ phần Chăn nuôi Bình Phước, với dự án chăn nuôi chỉ 20 ha, nhưng lại xin vượt 48 ha, để chuyển sang trồng cao su, trái ngược hoàn toàn chức năng của Cty. Tại Cty TNHH TM XNK & DV Hùng Nhơn, có 9,4 ha rừng khoanh nuôi bảo vệ. Nhưng chỉ 18 tháng giao cho Cty Hùng Nhơn quản lý, 9,4 ha rừng đã bị giảm trữ lượng 592 m3, đẩy chính quyền vào sự đã rồi buộc phải cho phép chuyển đổi thành rừng nghèo kiệt sang trồng cao su. Tương tự ở Cty TNHH Hoàn Hảo, trong quá trình san ủi mặt bằng 185 ha để thực hiện dự án, Cty Hoàn Hảo đã mạnh tay san ủi luôn cả 7,18 ha/10,5 ha rừng phải khoanh nuôi bảo vệ(?!).
Bên cạnh những sai phạm của các DN trong quá trình thực hiện dự án như đã nêu trên, cũng phải nói tới cái sai của các cơ quan chức năng đã buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra giám sát quá trình thực hiện dự án của các DN. Ví dụ: Tại dự án Cty Nam Hằng và Cty cổ phần Chăn nuôi Bình Phước, dù 2 Cty này chưa thực hiện xong dự án được phê duyệt, nhưng không hiểu nhờ vào đâu, đều đã được cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất?. Tại dự án Cty TNHH Hoàng Kim, trên giấy tờ chính quyền chỉ giao 65,4 ha, nhưng không hiểu tại sao, khi đo đạc giao đất trên thực tế, lại thừa…16,1 ha, mà trong suốt thời gian dài, không cơ quan chức năng nào hay biết ? Oái oăm hơn, khi UBND tỉnh phê duyệt dự án giao 65,4 ha đất cho Cty Hoàng Kim (10/12/2008), thì chính thời điểm này, Cty Hoàng Kim đã bị Sở KH&ĐT ra quyết định thu hồi Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh(?)…
Hoàng Hưng - Việt Đức