Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Ảnh minh họa |
Vấn đề thâm hụt ngân sách đã giảm từ 7.2% của tổng GDP năm 2003 xuống còn 5% vào năm ngoái. Việt Nam đang ở trong quá trình chuyển đổi từ kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp. Năm 2005, khu vực nông nghiệp chỉ tăng 4%, trong lúc khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng 10.6% và 8.5%.
Theo số liệu của BMI, hai khu vực này chiếm 80% nền kinh tế Việt Nam hiện nay, trong lúc nông nghiệp chỉ còn chiếm 20%.
Trong báo cáo về từng quốc gia, BMI bao giờ cũng đưa ra bảng đánh giá về rủi ro kinh tế, xếp hạng khả năng của một nước trong việc cung cấp môi trường để các công ty duy trì lợi nhuận và phát triển.
Bảng đánh giá về rủi ro kinh tế chia thành hai phần: ngắn hạn và dài hạn. Trong bản trình quý hai này, về ngắn hạn, BMI cho Việt Nam 62 điểm, xếp thứ 66, đứng trên các nước châu Á khác là Pakistan, Campuchia, Philippines, Sri Lanka, Lào và Bangladesh xếp thứ 123.
Trong bảng xếp về rủi ro ngắn hạn này, các nước châu Á đứng trên Việt Nam là Trung Quốc (điểm cao nhất 90, xếp thứ nhất), Singapore (5), Đài Loan, Nam Hàn, Nhật Bản, Hồng Kông, Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Úc và Indonesia.
Trong khi đó, về dài hạn, danh sách của BMI cho Việt Nam 54.8 điểm, xếp thứ 70, ngang Philippines. Đáng chú ý khi nói về ổn định dài hạn, BMI lại có đánh giá cao hơn dành cho các nước như Bangladesh hạng 64, Pakistan hạng 63, Indonesia hạng 43, Thái Lan hạng 34, Trung Quốc hạng 10, Malaysia hạng 8, Singapore hạng 1.
Quỳnh Phương