• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ Công an luôn đồng hành, hỗ trợ các ngân hàng thương mại

(Chinhphu.vn) - Bộ Công an luôn chia sẻ, đồng hành với các ngân hàng thương mại và sẵn sàng hỗ trợ trong khuôn khổ pháp luật.

21/09/2024 19:03
Bộ Công an luôn đồng hành, hỗ trợ các ngân hàng thương mại- Ảnh 1.

Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu tại Hội nghị - Ảhh: VGP/Nhật Bắc

Trung tướng Phạm Thế Tùng, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh như trên tại Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Liên quan đến việc hỗ trợ các ngân hàng trong thu hồi nợ, Trung tướng Phạm Thế Tùng cho biết, Bộ Công an rất chia sẻ với khó khăn của ngân hàng trong việc này.

"Cơ bản người dân, doanh nghiệp chấp hành nhưng có những doanh nghiệp, người dân mặc dù có tài sản nhưng chây ì không nộp. Để tổ chức một phiên tòa dân sự, sau đó, tổ chức thi hành án rất khó khăn, có khi trải qua vài năm. Rất khó khăn!", Trung tướng Phạm Thế Tùng bày tỏ.

Đồng thời cho biết quan điểm của Đảng, Nhà nước là không hình sự các quan hệ dân sự. Bộ Công an luôn ủng hộ và chia sẻ, đồng hành với các ngân hàng. Trong quá trình thực hiện, nếu các ngân hàng gặp khó khăn mà cần sự hỗ trợ, Bộ Công an quán triệt đến công an các tỉnh, thành phố để hỗ trợ trong khuôn khổ pháp luật.

"Quan điểm là không hình sự các quan hệ dân sự nhưng chúng tôi cũng hướng dẫn, đôn đốc giúp cho các ngân hàng thương mại", Thứ trưởng Phạm Thế Tùng nói.

Liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, ngân hàng về các dự án, trong đó có một số vụ án, vụ việc mà các cơ quan điều tra các cấp đang thụ lý, điều tra, Bộ Công an đề xuất Thủ tướng, Chính phủ giao cho các Bộ trưởng theo từng lĩnh vực chủ trì, các bộ ngành liên quan sẽ phối hợp tháo gỡ.

"Những gì khó khăn, vướng mắc thì tháo gỡ, những gì điều tra mà chưa có căn cứ thì trả lời rõ để doanh nghiệp triển khai dự án, chứ không ngâm chung", Trung tướng Phạm Thế Tùng cho hay.

Liên quan đến việc khai thác dữ liệu dân cư và đẩy nhanh liên kết các ứng dụng ngân hàng với ứng dụng VNeID, Bộ Công an luôn coi trọng và quyết tâm triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư căn cước định danh, xác thực điện tử nhằm thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia nói chung, chuyển đổi số lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Đến nay 23 ngân hàng thí điểm việc này.

Bộ Công an cũng phối hợp với NHNN triển khai Kế hoạch phối hợp số 01/KHPH-BCA-NHNNVN giữa Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ ngày 24/4/2023 đến nay.

Qua đó, đã làm sạch dữ liệu thông tin trên 3,6 triệu tài khoản ngân hàng, xác thực tại quầy 3,2 triệu hồ sơ khách hàng, xác thực ứng dụng qua ngân hàng trực tuyến 17,6 triệu hồ sơ khách hàng, trên 180 triệu tài khoản thanh toán, 145,79 triệu thẻ ngân hàng cho hơn 40 tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán bằng ví điện tử…

Bộ Công an đã thực hiện cung cấp thí điểm đánh giá mức độ khả thi phục vụ vay tín chấp với hơn 10.000 hồ sơ khách hàng.

"Tuy mới chỉ là kết quả bước đầu qua 1 năm triển khai nhưng là bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ nâng cao kết quả hoạt động tín dụng", Trung tướng Phạm Thế Tùng nói và cảm ơn các ngân hàng thương mại đã chủ động để triển khai công tác này.

Hoàng Giang