• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ Công Thương họp khẩn về vấn đề xử lý môi trường

(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa triệu tập cuộc họp khẩn với lãnh đạo các tập đoàn lớn yêu cầu báo cáo thực tế hiện trạng tại các dự án điện, than, xi măng, khoáng sản… và yêu cầu những người đứng đầu các tập đoàn, tổng công ty lớn của ngành phải đứng ra cam kết không đánh đổi môi trường lấy dự án.

07/10/2016 16:54
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh. Ảnh: Báo Giao thông
Một loạt sai phạm về môi trường bị phát hiện

Ông Trần Văn Lượng, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, cơ quan này đã rà soát và kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các DN của ngành công thương, đặc biệt là các DN có nguy cơ gây tác động lớn đến môi trường.

Kết quả rà soát và kiểm tra trực tiếp tại 29 cơ sở cho thấy, nhìn chung các DN đã chấp hành các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại việc một số dự án đã đi vào vận hành nhưng chưa có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường như: Nhôm Lâm Đồng, Nhiệt điện Vũng Áng, Nhiệt điện Duyên Hải 1; một số DN thay đổi các hạng mục bảo vệ môi trường trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt mà chưa thông báo cho cơ quan phê duyệt ĐTM biết hoặc đã thông báo nhưng chưa được chấp thuận nhưng đã triển khai thực hiện; một số DN chưa có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước…

Bên cạnh đó, vẫn tồn tại DN không vận hành hệ thống xử lý nước thải như tại KCN dệt may Phố Nối của VINATEX, mặc dù có nhà máy xử lý nước thải dệt nhuộm của cả khu nhưng lại không vận hành mà xả thẳng ra môi trường; việc xử lý khí thải tại một số nhà máy còn nhiều bất cập,...

Kiên quyết đóng cửa nhà máy gây ô nhiễm

Trước tình hình trên, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường công tác quản lý chất thải nguy hại, kiểm soát chặt chẽ nước thải, khí thải trước khi xả thải ra môi trường, không để diễn ra tình trạng xả thải không qua xử lý như tại Khu công nghiệp dệt may Phố Nối của VINATEX, lắp đặt hệ thống quan trắc trực tuyến nước thải, khí thải theo quy định.

Đặc biệt, đối với các vấn đề môi trường mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, cụ thể với các nhà máy nhiệt điện đốt than EVN, PVN, TKV, cần xây dựng lộ trình để cải tạo hệ thống đốt khởi động lò, bảo đảm có thể đưa hệ thống lọc bụi tĩnh điện vào ngay khi bắt đầu khởi động. Khi chưa cải tạo, khắc phục được thì các nhà máy phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương thông báo rộng rãi cho người dân biết để tham gia giám sát.

Đối với chất thải rắn là tro xỉ nhà máy nhiệt điện, bã thải của nhà máy phân bón hóa chất, chất thải rắn của nhà máy luyện thép, các tập đoàn, tổng công ty chỉ đạo các DN phải chịu trách nhiệm đối với nguồn phát sinh chất thải của mình, chủ động tìm kiếm các giải pháp để xử lý và tiêu thụ theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, phải rà soát, đánh giá nguy cơ sạt lở của toàn bộ các bãi thải, phối hợp với chính quyền địa phương di dời các hộ dân trong khu vực có nguy cơ sạt lở; tăng cường kiểm tra, giám sát hệ thống công nghệ, các kho, bồn chứa, tuyến ống vận chuyển các loại hóa chất, hệ thống đê, kè của các hồ chứa nước thải để phòng ngừa các sự cố có thể xảy ra. Xây dựng phương án, lực lượng và trang thiết bị phù hợp để khắc phục sự cố.

Đối với công tác đánh giá tác động môi trường, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị liên quan phải tăng cường kiểm soát chất lượng các báo cáo ĐTM do tư vấn thực hiện; thực hiện đầy đủ các cam kết đã được phê duyệt trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, các hạng mục công trình có sự thay đổi so với báo cáo ban đầu thì chỉ được triển khai thực hiện khi được sự đồng ý của cơ quan phê duyệt.

“Yêu cầu nhà thầu và chủ đầu tư phải hoàn thành đầy đủ các hạng mục, công trình bảo vệ môi trường theo cam kết của ĐTM trong giai đoạn vận hành thử nghiệm 6 tháng trước khi bàn giao, thông báo rộng rãi đến chính quyền địa phương về hoạt động vận hành thử nghiệm để chính quyền và người dân địa phương cùng giám sát”, Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng Formosa cần được coi là bài học để các tập đoàn, tổng công ty rà soát thận trọng một lần nữa các dự án, nhà máy của mình. Bảo vệ môi trường sống, giảm thiểu ô nhiễm môi trường được coi là tiêu chí hàng đầu cho phát triển bền vững.

“Đã đến lúc chúng ta cần nói thẳng, nói thật với nhau xem chúng ta còn bỏ sót quy trình nào, cái gì chưa hoàn thiện cần khắc phục ngay, tốn kém cũng phải làm. Sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhưng không phải bằng mọi giá, không đánh đổi hay hủy hoại môi trường bởi đó là tội ác”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Đồng thời, người đứng đầu ngành công thương yêu cầu ngay sau cuộc họp, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty phải ký cam kết giải quyết triệt để những bức xúc mà báo chí, dư luận phản ánh trong thời gian qua.

Theo kế hoạch, từ ngày 7/10, lãnh đạo Bộ Công Thương sẽ tham gia đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường mở đầu cho đợt thanh tra tổng thể các nhà máy xi măng, nhiệt điện… được phản ánh là có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Phan Trang