• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ Công Thương triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020

Thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành kế hoạch thực hiện tiêu chí số 4 (điện nông thôn) và tiêu chí số 7 (chợ nông thôn) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020.

07/12/2011 14:14

Theo đó, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 6286/QĐ-BCT có các nội dung chính như sau:

- Thực trạng về điện nông thôn (tiêu chí số 4): đến ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn cả nước có tổng số 9.063 xã. Cả nước hiện có 3.545 xã đạt tiêu chí số 4, chiếm 39,12%; có 5.959 xã, chiếm 65,75% đạt chỉ tiêu tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn; có 5.398 xã đạt chỉ tiêu về hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.

- Thực trạng về chợ nông thôn (tiêu chí số 7): đến ngày 30 tháng 10 năm 2011, trên địa bàn cả nước có 6.572 xã có chợ, chiếm 72,51% số xã, trong đó có 1.343 xã có chợ đạt tiêu chí số 7, chiếm 14,28%, còn 2.491 xã chưa có chợ, chiếm 27,49%. Theo đánh giá của các địa phương, đa số các chợ khu vực nông thôn là những chợ tạm, công tác quản lý, phát triển chợ nông thôn theo các quy định gặp rất nhiều khó khăn do phong tục, tập quán của người dân khu vực nông thôn , do nhận thức, hiểu biết, điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn lực còn nhiều hạn chế.

Với quan điểm cung ứng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng điện cho sinh hoạt và sản xuất, xây dựng và phát triển hệ thống chợ nông thôn, hạ tầng thương mại nông thôn, nhằm góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống cho người dân khu vực nông thôn, ngành công thương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phấn đấu cố gắng đạt được tiêu chí số 4 và tiêu chí số 7 trong thời gian sớm nhất, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Mục tiêu chung: nhằm triển khai thực hiện các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương trong hai lĩnh vực chủ yếu là điện nông thôn, chợ nông thôn.

Mục tiêu cụ thể:

Về điện nông thôn: hoàn thiện hệ thống các công trình điện đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt trên địa bàn xã nông thôn mới. Đến năm 2015 có 7.709 xã đạt tiêu chí số 4, chiếm 85% tổng số xã trên địa bàn cả nước; đến năm 2020 có 8.624 xã đạt tiêu chí số 4, chiếm 95,16%.

Về chợ nông thôn: đến năm 2015 phấn đấu có 3.203 xã đạt tiêu chí số 7 về chợ nông thôn, chiếm 35% tổng số xã trên địa bàn cả nước; đến năm 2020 phấn đấu có 4.526 xã đạt tiêu chí số 7 về chợ nông thôn, chiếm 50% tổng số xã trên địa bàn cả nước.

Để thực hiện mục tiêu này, Bộ Công Thương đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp như sau:

- Công tác thông tin tuyên truyền: Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành hiểu rõ, nhận thức đúng về mục đích, ý nghĩa của Chương trình…, Từ đó huy động được sức mạnh của toàn hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân, các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội cùng tham gia xây dựng nông thôn mới.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện lại các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn thực hiện tiêu chí số 4 và tiêu chí số 7 phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, vùng miền.

- Huy động các nguồn vốn thực hiện chương trình

Về điện nông thôn: Bộ Công Thương (trực tiếp là Tổng cục Năng lượng) phối hợp với các Bộ hướng dẫn cơ chế kết hợp nhiều phương thức huy động vốn, với phương châm: “doanh nghiệp, nhà nước và nhân dân; Trung ương và địa phương” cùng làm. Đề xuất Chính phủ xem xét có cơ chế bố trí vốn ngân sách nhà nước hàng năm hoặc cấp vốn thông qua các dự án ODA…. Ở địa phương, các tỉnh, thành phố chủ động dành một phần ngân sách trong việc bổ sung với ngân sách trung ương…

Về chợ nông thôn: trên cơ sở kế hoạch kinh phí của Sở Công Thương các địa phương, Bộ Công Thương tổng hợp, gửi Bộ Kế hoạch Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Các địa phương chủ động bố trí một phần ngân sách địa phương và huy động các nguồn kinh phí của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng triển khai để hoàn thành kế hoạch đề ra.

Các Vụ, Cục, Viện, cơ quan thông tin tuyên truyền, các đơn vị liên quan thuộc Bô Công Thương và các Sở Công Thương tổ chức triển khai thực hiện.

Quyết định có hiệu lực từ ngày 30 tháng 11 năm 2011.

Chi tiết Quyết định xem tại đây .