• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ Giáo dục và Đào tạo: Ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ

(Website Chính phủ) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ. Quyết định này thay thế Quyết định số 31/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ.

18/08/2007 14:43

Sinh viên học theo hệ thống tín chỉ thực hành tại phòng máy

Quy chế này áp dụng đối với sinh viên các khóa đào tạo hệ chính quy ở trình độ đại học và cao đẳng theo hình thức tích lũy tín chỉ.

Sinh viên có nhu cầu học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ phải nộp đơn xin học theo mẫu trường quy định. Ngoài ra, sinh viên có thể học cùng lúc hai chương trình với điều kiện: Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác ngành đào tạo chính ở chương trình thứ nhất; đã kết thúc học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên và không thuộc diện xếp hạng học lực yếu ở chương trình thứ nhất. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp ở chương trình thứ hai, nếu đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất.

Đầu mỗi năm học, trường phải thông báo lịch trình học dự kiến cho từng chương trình trong từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ dạy.

Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, tùy theo khả năng và điều kiện học tập của bản thân, sinh viên phải đăng ký học các học phần dự định sẽ học trong học kỳ đó với phòng đào tạo của trường. Khối lượng học tập tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa, là 14 tín chỉ đối với những sinh viên có học lực bình thường; 10 tín chỉ đối với những sinh viên đang trong thời gian xếp hạng học lực yếu. Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ. Sinh viên được đăng ký khối lượng học tập không quá 14 tín chỉ khi đang bị xếp học lực yếu và không hạn chế tối đa khi được xếp hạng học lực bình thường.

Theo Quy chế, có 2 loại học phần: Học phần bắt buộc và học phần tự chọn. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ. Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần đã được tính theo đơn vị học trình, thì 1 tín chỉ tương đương 1,5 đơn vị học trình. Một tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết, 30-45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45-90 giờ thực tập tại cơ sở; 45-60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa luận tốt nghiệp.

Hồng Minh

(Nguồn: Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007)