• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ GTVT phản hồi kiến nghị của doanh nghiệp vận tải biển

(Chinhphu.vn) - Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Hiệp hội Vận tải Đoàn kết An Lư (Hải Phòng) và Hội Vận tải biển Diêm Điền (Thái Bình) đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp vận tải biển.

06/07/2017 08:02
Theo ý kiến của Hiệp hội Vận tải Đoàn kết An Lư và Hội Vận tải biển Diêm Điền, đơn vị dịch vụ vận tải biển chỉ là đơn vị chở hàng thuê, trong tình hình cung vượt cầu, việc thuê tàu chở hàng hay không, giá cước cao hay thấp hoàn toàn phụ thuộc vào người thuê tàu, do vậy đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, giảm thuế GTGT từ 10% như hiện nay xuống 5% để giảm bớt khó khăn với ngành vận tải biển.

Hiệp hội Vận tải Đoàn kết An Lư kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng kiểm tra, xem xét lại việc thu tàu và phát mại đối với các doanh nghiệp, chủ tàu không có tiền trả nợ theo hợp đồng tín dụng đầu tư đóng tàu. Đồng thời, Hiệp hội đề nghị giảm phí cảng vụ, phí hàng hải, phí hoa tiêu, phí neo đậu cũng như buộc phao, đặc biệt, phí tàu lai khu vực miền Trung hiện nay đang quá cao.

Cũng liên quan đến đề nghị giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp vận tải biển, Hội Vận tải biển Diêm Điền cho rằng, với chủ trương giảm lưu lượng cho vận tải đường bộ ở những tuyến gần, Bộ Giao thông vận tải cho đóng mới phát triển loại tàu SB chạy theo tuyến là đúng, nhưng quá tràn lan, thao túng giá cước vận chuyển. Từ TP. Hồ Chí Minh, nhiều tàu biển chạy thẳng không có hàng để chở.

Do vậy, Hội Vận tải biển Diêm Điền đề nghị chỉ áp dụng cho các loại tàu SB chạy theo 3 tuyến ven biển để giảm áp lực của đường bộ như chủ trương ban đầu của Bộ Giao thông vận tải.

Đồng thời, Hội Vận tải biển Diêm Điền đề nghị Bộ Giao thông vận tải thực hiện theo Thông tư số 06/2015/TT-BGTVT cho phép các tàu biển III có trang thiết bị thỏa mãn với yêu cầu của Cục Đăng kiểm Việt Nam được chạy thẳng Hải Phòng đi Đà Nẵng (vùng biển Vịnh Bắc Bộ).

Ngoài ra, Hội Vận tải biển Diêm Điền và Hiệp hội Vận tải Đoàn kết An Lư cùng kiến nghị, công chức ở nhiều cảng vụ ý thức chưa tốt, có trường hợp còn gây nhũng nhiễu; các quy định mới không được phổ biến kịp thời đến các doanh nghiệp; hoa tiêu trên các cảng Bắc – Trung – Nam khi lên tàu sách nhiễu, đòi hỏi và gây khó khăn cho chủ tàu, trình độ yếu kém khi dẫn tàu ra vào cảng để tàu bị đâm va, làm thiệt hại cho chủ tàu và bảo hiểm.

Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải trả lời như sau:

Trong thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức các hội nghị đối thoại doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tại hội nghị, Bộ Giao thông vận tải đã trả lời các câu hỏi của doanh nghiệp vận tải biển, doanh nghiệp logistic và đã tổng hợp, đăng tải tại Cổng TTĐT Bộ Giao thông vận tải.

Đối với các kiến nghị không thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải liên quan đến lãi suất vay ngân hàng, giảm mức thuế suất thuế GTGT đối với hoạt động vận tải biển nội địa từ 10% xuống 5%, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam giải quyết cũng như đề nghị Chính phủ giao Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, xem xét, xử lý trả lời doanh nghiệp.

Nghiên cứu, sửa các quyết định công bố tuyến vận tải pha sông biển

Liên quan đến việc phát triển loại tàu SB, nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa đến và từ các cảng ở sâu trong đất liền, đặc biệt đối với các mặt hàng siêu trường, siêu trọng, giảm chi phí vận tải và giảm áp lực cho vận tải đường bộ, Bộ Giao thông vận tải đã công bố và triển khai hoạt động của 3 tuyến vận tải pha sông biển trên cơ sở các Quyết định số 2495/QĐ-BGTVT, Quyết định số 3733/QĐ-BGTVT, Quyết định số 3365/QĐ-BGTVT.

Trong thời gian qua, hoạt động vận tải này đã phát huy được tác dụng góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm giá thành vận tải, giảm áp lực cho vận tải đường bộ, tạo được môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp vận tải. Tuy nhiên, do lợi nhuận trước mắt nên các doanh nghiệp đã đầu tư đội tàu mang cấp đăng kiểm SB tràn lan, nhưng hoạt động không đúng với bản chất của phương tiện SB (kích cỡ phương tiện lớn, hoạt động kết nối giữa các cảng, bến ở sâu trong đất liền mà tàu biển không có khả năng vào được hay vùng hoạt động không theo các tuyến đã được công bố).

Để phát huy hiệu quả của tuyến vận tải pha sông biển, đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với loại hình vận tải này, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các phương thức vận tải, Bộ Giao thông vận tải đã giao cho các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, sửa đổi các quyết định công bố tuyến vận tải pha sông biển theo hướng bảo đảm phù hợp với kích cỡ tàu, khu vực hoạt động và định biên tàu; chú trọng đến mục tiêu đặc thù của tuyến vận tải sông pha biển (tận dụng ưu thế của tàu VR-SB có mớn nước phù hợp để vào sâu các cảng trong đất liền) bảo đảm an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Đồng thời, nghiên cứu xây dựng Thông tư ban hành Quy chuẩn sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về việc lắp đặt thiết bị AIS trên phương tiện VR-SB nhằm tăng cường an toàn cho phương tiện, công tác kiểm tra, kiểm soát của cơ quan nhà nước. Dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2017.

Tàu biển phân cấp hạn chế III tiềm ẩn nguy cơ tai nạn khi qua Vịnh Bắc Bộ

Đối với kiến nghị cho phép các tàu biển III có trang thiết bị thỏa mãn yêu cầu của Cục Đăng kiểm Việt Nam được chạy thẳng Hải Phòng – Đà Nẵng (vùng biển Vịnh Bắc Bộ), ngày 2/4/2015, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 06/2015/TT-BGTVT quy định vùng hoạt động của tàu biển chở hàng trong Vịnh Bắc Bộ, theo đó quy định tàu biển chở hàng hoạt động trong khu vực Vịnh Bắc bộ phân cấp hạn chế III, hạn chế II có thể hoạt động quá phạm vi trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép trong điều kiện phù hợp.

Quy định này đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp vận tải biển rút ngắn được thời gian hành trình khi qua Vịnh Bắc Bộ, giảm được chi phí vận tải của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải và các chuyên gia hàng hải thì việc tàu biển phân cấp hạn chế III khi chạy thẳng qua Vịnh Bắc Bộ do có sức bền kết cấu kém hơn nhiều so với tàu biển không hạn chế và lại được miễn giảm một số trang thiết bị an toàn (ví dụ như hệ thống nhận dạng tự động AIS, xuồng cứu sinh...) nên tiềm ẩn cao nguy cơ bị tai nạn khi gặp phải điều kiện thời tiết xấu và khi đã bị tai nạn thì rất khó khăn trong việc tìm kiếm cứu nạn.

Vì vậy, Bộ Giao thông vận tải đã giao Cục Đăng kiểm Việt Nam và các cơ quan đơn vị liên quan xem xét, rà soát lại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để chỉnh sửa theo hướng hoàn thiện, bảo đảm tính thống nhất khi áp dụng các quy định về an toàn và bảo vệ môi trường theo nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng quan trọng nhất là bảo đảm an toàn hàng hải, sinh mệnh con người.

Giữ nguyên nhiều loại phí cảng vụ, phí hàng hải từ 2008 đến nay

Đối với phí cảng vụ, phí hàng hải (phí trọng tải tàu thuyền, phí bảo đảm hàng hải, phí sử dụng vị trí neo, đậu tại khu nước, vùng nước, phí xác nhận kháng nghị hàng hải) thực hiện theo Thông tư số 261/2016/TT-BTC.

Từ năm 2008 đến nay, các mức phí này vẫn giữ nguyên và có điều chỉnh giảm trong một số trường hợp cụ thể để phù hợp với thị trường nói chung, thị trường vận tải biển nói riêng.

Theo Quyết định số 3946/QĐ-BGTVT, phí hoa tiêu, phí neo đậu cũng như buộc phao được chuyển sang hình thức giá dịch vụ do Nhà nước định giá. Về cơ bản, các loại giá này được các doanh nghiệp áp dụng trong khung giá theo Quyết định số 3946/QĐ-BGTVT và như vậy, mức giá không tăng so với trước đây và có thể được giảm trên cơ sở thỏa thuận giữa các doanh nghiệp.

Căn cứ Quyết định số 3863/QĐ-BGTVT, giá dịch vụ lai dắt được quy định áp dụng theo biểu khung giá và thực hiện kể từ ngày 1/7/2017. Để phù hợp với thực tế, việc xây dựng biểu khung giá này áp dựa trên cơ sở phương án tính giá dịch vụ lai dắt theo công suất tàu lai và giờ phục vụ.

Đối với trường hợp phải điều động tàu lai nơi khác đến vị trí thực hiện dịch vụ (đối với cảng ở khu vực Miền Trung), giá điều động tàu lai sẽ trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên nhưng không vượt quá 70% biểu khung giá dịch vụ lai dắt dẫn tàu theo quy định.

Hiện Bộ Giao thông vận tải đang giao cho các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, khảo sát đánh giá việc thực hiện khung giá tại các Quyết định nêu trên và sẽ xem xét bổ sung, sửa đổi kịp thời để bảo đảm việc ban hành biểu khung giá phù hợp với thực tế, hài hòa quyền lợi giữa các doanh nghiệp.

Sẽ xử nghiêm nếu cán bộ nhũng nhiễu doanh nghiệp

Ngay sau khi nhận được phản ánh của Hội vận tải biển Diêm Điền và Hiệp hội vận tải Đoàn Kết An Lư, Bộ Giao thông vận tải đã chỉ đạo Cục trưởng, Lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam trong các ngày 12/6/2017 và 14/6/2017 đã đến làm việc trực tiếp với 2 Hiệp hội nêu trên với mong muốn tìm hiểu và nhận được các phản ánh cụ thể, chi tiết hơn về các hành vi vi phạm của cán bộ công chức, viên chức các cảng vụ, các hoa tiêu viên. Tuy nhiên Lãnh đạo 2 Hiệp hội chỉ đưa ra các phản ánh chung chung và không nêu ra bất cứ trường hợp cụ thể nào.

Với tinh thần cầu thị, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Đăng kiểm Việt Nam ghi nhận những phản ánh của các Hiệp hội và Bộ đã có chỉ đạo Lãnh đạo các Cục, các doanh nghiệp hoa tiêu cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực thi nhiệm vụ của các cán bộ công chức, viên chức, hoa tiêu viên, tiếp tục có các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ; xử lý nghiêm những trường hợp gây nhũng nhiễu cho doanh nghiệp.

Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn các quy định pháp luật đến các chủ tàu kịp thời, hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động. Tăng cường công tác trực 24/7 để tiếp nhận mọi thông tin phản ánh của người dân, doanh nghiệp, kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh.

Chinhphu.vn