• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ KHCN: Nồng độ phóng xạ đang có xu hướng giảm

(Chinhphu.vn) – Theo thông tin mới nhất từ Tổ công tác xử lý thông tin sự cố Nhà máy điện hạt nhân Fukushima I (Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam) vào tối 14/4, trong mẫu son khí đo tại Hà Nội, mức độ phóng xạ đo được đều rất thấp và đang có xu hướng giảm.

15/04/2011 08:01

Hình ảnh mô phỏng đám mây phóng xạ cho khu vực Đông Nam Á, dự đoán lúc 2h ngày 16/4/2011, tính toán ngày 13/4/2011) - Ảnh Bộ KHCN

Viện Nghiên cứu hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) đã tiến hành đo đạc mẫu son khí tại Đà Lạt và Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy các đồng vị phóng xạ nhân tạo ghi nhận được đều ở mức rất thấp, không ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.

Tại trong mẫu son khí do Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) đo tại Hà Nội, mức độ I-131, Cs-134 và Cs-137 đo được đều rất thấp và đang có chiều hướng giảm.

Các giá trị đo tại trạm quan trắc Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật an toàn bức xạ và ứng phó sự cố (Cục An toàn bức xạ và hạt nhân) cho thấy chưa có mức tăng phông bức xạ bất thường trong ngày 14/4/2011 so với ngày 13/4/2011.

Theo tính toán mô phỏng, đám mây phóng xạ đang tồn tại trên vùng Đông Nam Á, tiếp tục lan rộng đến Ấn Độ và xuống Nam Bán Cầu.

Nồng độ hạt nhân phóng xạ đo được tại các trạm quan trắc ở Đông Nam Á thấp hơn mức cho phép hàng trăm nghìn lần và không làm thay đổi nền phông phóng xạ hiện tại trong vùng.

Hồng Phong