• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ Tài chính đối thoại, gỡ vướng cho DN trong lĩnh vực thuế, hải quan

(Chinhphu.vn) - Nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp (DN), định kỳ hàng năm, Bộ Tài chính đã tổ chức các Hội nghị Đối thoại với DN về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan. Qua đó, đã nắm bắt được những tâm tư, vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách, thủ tục thuế, hải quan của DN, từ đó có phương án xử lý một cách kịp thời, nhanh chóng.

10/12/2024 16:23
Bộ Tài chính đối thoại, gỡ vướng cho DN trong lĩnh vực thuế, hải quan- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn trao đổi tại Hội nghị - Ảnh: VGP/HT

Quy mô hỗ trợ thuế là 191 nghìn tỷ đồng, xử lý nhiều vướng mắc

Thông tin tại Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức tại Hà Nội vào ngày 10/12, ông Cao Anh Tuấn – Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết: Nhằm hỗ trợ cộng đồng DN, định kỳ hàng năm, Bộ Tài chính đã tổ chức các Hội nghị Đối thoại với DN về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan. Qua đó, đã nắm bắt được những tâm tư, vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách, thủ tục thuế, hải quan của DN, từ đó có phương án xử lý một cách kịp thời, nhanh chóng.

"Tại Hội nghị năm 2023, Bộ Tài chính đã tiếp nhận và xử lý 88 vướng mắc liên quan đến lĩnh vực thuế và 37 vướng mắc liên quan đến lĩnh vực hải quan. Phần trả lời đều được đăng tải công khai trên Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan để các tổ chức, cá nhân liên quan được biết" – ông Cao Anh Tuấn thông tin.

Trong 11 tháng của năm 2024, bối cảnh kinh tế trong nước phải chịu nhiều áp lực từ những yếu tố bất lợi của thị trường nước ngoài, để đồng hành, hỗ trợ DN, người dân, Bộ Tài chính đã chủ động nghiên cứu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền cũng như ban hành theo thẩm quyền các giải pháp trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là các giải pháp về miễn, giảm, gia hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất để hỗ trợ DN, người dân và nền kinh tế như: Giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn; giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế thuế giá trị gia tăng 10%; giảm phí, lệ phí; gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất...

"Quy mô hỗ trợ của các giải pháp này là khoảng 191 nghìn tỷ đồng, trong đó: số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn là khoảng 95 nghìn tỷ đồng; số tiền thuế, phí, lệ phí được giảm khoảng 96 nghìn tỷ đồng" lãnh đạo Bộ Tài chính nói.

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, trong thời gian qua, nhiều giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất với giá trị hỗ trợ lớn, phạm vi hỗ trợ rộng đã và đang tiếp tục được triển khai trong thực tế. Việc ban hành và thực hiện các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất nêu trên cũng đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao của cộng đồng DN, người dân.

Bộ Tài chính đối thoại, gỡ vướng cho DN trong lĩnh vực thuế, hải quan- Ảnh 2.

Hội nghị Đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan năm 2024 - Ảnh: VGP/HT

Hoạt động thường xuyên, bảo đảm lợi ích hợp pháp của DN

Phát biểu tại hội nghị, ông Phạm Tấn Công – Chủ tịch VCCI cũng cho rằng: Từ hội nghị năm 2023, VCCI đã tập hợp ý kiến cùng với Bộ Tài chính giải quyết trên 450 ý kiến, kiến nghị của DN theo các quy mô khác nhau.

Một số vướng mắc, khó khăn kéo dài cũng đã và đang được VCCI trao đổi với các cục thuế, hải quan liên quan xem xét giải quyết, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của DN.

Ông Phạm Tấn Công cho hay: Đã ghi nhận gần 100 ý kiến gửi đến VCCI qua Diễn đàn DN (VBF) 2024 và phiếu thông tin của các DN quy định về hoàn thuế, mức tính thuế, tính thống nhất trong áp dụng cơ chế ưu đãi về thuế, một số vướng mắc phát sinh từ sự thay đổi chính sách của quốc gia mà DN có hoạt động xuất nhập khẩu. Các ý kiến, kiến nghị đã được VCCI chuyển tới Bộ Tài chính, Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan xem xét, giải đáp, sửa đổi các quy định, quy trình, quy định liên quan đối với DN khi thực hiện nghĩa vụ thuế và hải quan.

Theo thống kê của VCCI, năm 2024 kinh tế Việt Nam phục hồi và phát triển mạnh mẽ, GDP cả năm ước đạt 6,8 - 7%, cao hơn mục tiêu Quốc hội giao (6 - 6,5%), thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới, được nhiều tổ chức quốc tế lớn, có uy tín đánh giá cao. Trong năm 2025, việc thông qua nhiều luật quan trọng được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn và khơi thông điểm nghẽn của nền kinh tế. "Chúng ta kỳ vọng Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 8% trong năm 2025 như Nghị quyết của Quốc hội, thậm chí có thể đạt 2 con số trong thời gian tới, sẵn sàng cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI nói.

Tại hội nghị năm 2024, lãnh đạo Bộ Tài chính đã có những thông tin trả lời cụ thể, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu việc đánh giá, rà soát và sửa đổi, bổ sung các Luật về thuế theo đúng Chiến lược Cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 nhằm hoàn thiện đồng bộ hệ thống chính sách thuế phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống thuế tốt theo thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu về nguồn lực để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, hướng tới một hệ thống thuế có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tư, thúc đẩy cạnh tranh, điều tiết thu nhập hợp lý, phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển bền vững của nền kinh tế.

Kết thúc hội nghị đối thoại, Thứ trưởng Bộ Tài chính Cao Anh Tuấn khẳng định sẽ tiếp tục cải cách trên mọi mặt công tác như: Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy, cải cách thủ tục hành chính theo hướng toàn diện và hiệu quả hơn, tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hoá các lĩnh vực của ngành tài chính. Đặc biệt là trong các lĩnh vực thuế, hải quan, vốn được xem là các lĩnh vực có liên quan nhiều và trực tiếp tới DN, người dân nhằm tạo thuận lợi, tiết giảm chi phí cho người dân và DN để cải thiện môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Trong lĩnh vực thuế, tính đến giữa tháng 11/2024, hệ thống khai thuế điện tử đã bao phủ toàn bộ 63 tỉnh, thành phố với 99,93% DN sử dụng dịch vụ khai thuế qua mạng. Hơn 98% DN nộp thuế và 97% hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng được thực hiện qua phương thức điện tử. Về hải quan, trên 99% thủ tục đã được xử lý qua hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, nhờ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý hiện đại.

Anh Minh