• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ Tài chính: Không để DN lách trần giá sữa

(Chinhphu.vn) – Chiều ngày 27/5, Bộ Tài chính đã có cuộc họp báo khẩn công bố Công văn số 6544/BTC-QLG hướng dẫn thực hiện biện pháp bình ổn giá đối với sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi và giải đáp các vấn đề liên quan.

28/05/2014 07:15
Ảnh VGP/Huy Thắng
Theo Quyết định 1079/QĐ-BTC này, từ ngày 11/6/2014, các DN sản xuất, kinh doanh sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi phải công bố và đăng ký giá bán buôn tối đa.

Quyết định 1079/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành, được người tiêu dùng ủng hộ nhưng vẫn băn khoăn khả năng “lách luật của DN”.

Tại cuộc họp báo, những băn khoăn về tính khả thi của Quyết định 1079/QĐ-BTC về việc áp trần giá sữa dành cho trẻ dưới 6 tuổi đã bước đầu được giải tỏa phần nào.

Ông Nguyễn Anh Tuấn-Cục trưởng Cục Quản lý giá cho biết, khi ban hành văn bản hướng dẫn việc thực hiện giá trần, cơ quan này đã tính toán nhằm hạn chế tình trạng “lách trần”.

Theo đó, những mặt hàng bị áp giá trần nếu thay đổi trọng lượng, DN phải tính toán lại giá đúng theo trọng lượng mới. DN nhập khẩu và sản xuất sữa, DN chỉ nhập khẩu và kinh doanh sữa và cả DN sản xuất sữa có hệ thống phân phối riêng hay không có hệ thống phân phối, đều phải thực hiện theo hướng dẫn của công văn nêu trên.

DN sản xuất sữa và DN nhập khẩu sữa phải xác định giá trần bán buôn tối đa, gửi về cơ quan quản lý giá có thẩm quyền. Nếu sau 5 ngày làm việc, cơ quan quản lý không có ý kiến thì DN được thực hiện mức giá này. Trường hợp cơ quan quản lý thấy mức giá chưa hợp lý, yêu cầu giải trình, điều chỉnh thì trong 10 ngày làm việc DN phải trả lời.

Giá bán buôn tối đa của sản phẩm sữa còn lại được xác định trên cơ sở tương quan với sản phẩm chuẩn. Trường hợp có thay đổi về trọng lượng, hay mẫu mã bao bì, quy cách đóng gói… thì được coi đây là sản phẩm mới và phải xác định giá bán buôn như sản phẩm mới.

Với DN có sản phẩm sữa mới đã được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận về tiêu chuẩn chất lượng và cấp phép lưu hành, nhưng chưa lưu thông trên thị trường, thì giá bán buôn tối đa căn cứ vào quy định phương pháp định giá chung và so sánh với sản phẩm tương đương đã được công bố giá tối đa.

Trả lời băn khoăn của dư luận, liệu giá bán lẻ có thể bị đẩy lên cao với lý do chi phí vận chuyển vùng sâu vùng xa, ông Nguyễn Trọng Nghĩa (Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính), cho biết, tỷ lệ 15% là dành cho trường hợp lưu thông sản phẩm sữa tới điểm xa nhất, có chi phí phát sinh cao nhất. Trong trường hợp có nhiều khâu phân phối, giá bán lẻ tối đa cũng chỉ được xác định cao hơn không quá 15% so với giá bán buôn tối đa của nhà sản xuất, nhập khẩu; không được cao hơn giá bán lẻ đang bán trên thị trường (giá mà trước khi Nhà nước công bố áp dụng biện pháp bình ổn giá).

Về việc theo dõi quản lý giá, khi tiếp nhận biểu giá tối đa, cơ quan có thẩm quyền sẽ rà soát, kiểm tra, đối chiếu với tương quan về giá kê khai của sản phẩm sữa cần xác định giá tối đa và sản phẩm đã công bố giá trong hồ sơ lữu trữ và tham khảo các nguồn thông tin khác. Trường hợp phát hiện bất hợp lý thì yêu cầu DN giải trình và điều chỉnh cho phù hợp. Cơ quan quản lý sẽ hệ thống hóa thông tin giá tối đa của từng DN  để công bố công khai và phục vụ quản lý.

Trả lời câu hỏi, khi người tiêu dùng mua sữa không đúng với mức giá công bố thì thì khiếu kiện ở đâu, ông Nghĩa cho biết, có thể tới Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, địa chỉ số 214/22, Tôn Thất Tùng, Hà Nội.

Ông Nghĩa cũng khuyến cáo người tiêu dùng hãy lựa chọn mua sữa ở những cửa hàng có uy tín, đồng thời việc kiểm tra và xử lý của cơ quan Nhà nước cần thật kịp thời cùng với đẩy mạnh các kênh giám sát xã hội và của chính người tiêu dùng.

Huy Thắng