• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bộ Tài chính lên kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP về phát triển kinh tế - xã hội

(Chinhphu.vn) - Bộ Tài chính vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 6/1/2023 của Chính phủ, theo đó phân công cụ thể các đơn vị chủ trì, phối hợp trong thực hiện từng nhiệm vụ được giao tại nghị quyết.

02/02/2023 16:29
Bộ Tài chính lên kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP về phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh 1.

Bộ Tài chính lên kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP về phát triển kinh tế - xã hội

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 33/QĐ-BTC ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 6/1/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước (NSNN), cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 của Bộ Tài chính.

Theo đó, đối với mục tiêu tiếp tục ưu tiên giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế quy định tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, Bộ Tài chính giao cho các đơn vị chức năng tổ chức theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế, giá cả, lạm phát, thị trường thế giới, trong nước, kịp thời dự báo, cảnh báo rủi ro để có đối sách phù hợp. Đồng thời, thực hiện chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm, phối hợp hài hòa, hợp lý, chặt chẽ với chính sách tiền tệ và các chính sách khác.

Đối với nhiệm vụ ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, nâng cao năng lực thích ứng, chống chịu, bảo đảm sự ổn định của hệ thống tài chính, ngân hàng trong mọi tình huống, Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tài chính chủ trì thực hiện.

Các đơn vị: Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan chủ trì chỉ đạo quyết liệt quản lý thu NSNN, bảo đảm thu đúng, đủ, kịp thời theo quy định pháp luật. Đồng thời, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về thuế, đẩy mạnh điện tử hóa quản lý thuế; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế quản lý thuế, đặc biệt trong một số lĩnh vực hoạt động sản xuất - kinh doanh mới phát sinh trong nền kinh tế số, giao dịch điện tử xuyên biên giới; chống chuyển giá, trốn thuế, quyết liệt thu hồi nợ thuế. Vụ Chính sách thuế, Cục Quản lý giá, Tổng cục Thuế triển khai nội dung nghiên cứu tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí.

Tại kế hoạch này, lãnh đạo Bộ Tài chính giao nhiệm vụ cho các đơn vị thực hiện siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong quản lý tài chính - NSNN; điều hành chi NSNN chặt chẽ, hiệu quả; triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, kiên quyết cắt giảm các khoản chi thường xuyên không thực sự cần thiết, cấp bách, chậm phân bổ, chậm triển khai.

Đồng thời, rà soát để sớm đưa các nguồn lực chưa khai thác hiệu quả vào phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; kiểm soát chặt chẽ, an toàn, hợp lý bội chi NSNN; tiếp tục cơ cấu lại chi NSNN, ưu tiên chi đầu tư phát triển các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, thiết yếu.

LP