• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Bỏ tập tô mẫu giáo để trẻ cầm bút đúng cách

(Chinhphu.vn) - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Phạm Bá Minh khẳng định bắt đầu từ năm học 2013-2014 sẽ không dạy tập tô cho trẻ trước khi vào lớp 1.

23/08/2013 16:16

Ảnh minh họa
Theo ông Phạm Bá Minh, trong chương trình giáo dục mầm non có đưa ra yêu cầu trẻ phải tập tô, tập viết nét chữ nhằm hoàn thiện các yếu tố cơ bản tạo tiền đề cho việc viết chữ sau này khi vào tiểu học như hình thành biểu tượng về các nét chữ, hình thành tri giác vận động...

Nhưng thực tế cho thấy tập tô, tập viết các chữ cái dưới dạng kỹ thuật thậm chí đã trở thành giờ học chính của các trẻ. Việc yêu cầu tính kỹ thuật chuẩn xác khi tô, viết chữ vở ô ly khiến trẻ mệt mỏi, mất hứng thú học tập và không phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo.

Chị Hoàng Anh, quận Cầu Giấy, chia sẻ: “Thấy con hôm nào cũng mang 1 bức vẽ về nhà thì phụ huynh chúng tôi rất vui vì nghĩ con vừa được làm quen với màu sắc vừa được luyện thói quen cầm bút”. Nhưng các cô giáo dạy lớp 1 thì lại cho biết một kết quả ngược lại hoàn toàn với những hy vọng của chị Hoàng Anh.

Cô Vũ Thị Lệ, Giáo viên lớp 1 trường Tiểu học Nguyễn Du (Ngô Quyền, Hải Phòng) cho biết, cách thức trẻ cầm sáp màu để tô hoàn toàn khác với cách cầm bút viết trên dòng kẻ ô li. Khi cầm sáp màu hầu như các em cầm bằng đầu các ngón tay và ngả bàn tay song song với trang giấy để tô. Trong khi cách cầm bút để viết chữ đòi hỏi kỹ năng phức tạp hơn với tư thế tay luôn vuông góc với mặt giấy.

“Chỉnh sửa lại kỹ năng, cách thức cầm bút của những bé bị cầm bút sai từ mẫu giáo là việc không đơn giản, đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ của các cô và sự cố gắng nỗ lực lớn của các con để sửa đổi cách cầm bút bị làm hỏng từ mẫu giáo này”, cô Lệ nói.

Do vậy, việc chấm dứt chuyện dạy các con tập tô trước khi vào lớp 1 là chủ trương cần thiết và đúng đắn cần triển khai nhanh và sớm trong các trường mầm non ngay từ đầu năm học 2013-2014 này.

Ông Minh cho rằng hoàn toàn có thể lựa chọn các hình thức khác để rèn luyện kỹ năng thích ứng với việc viết chữ khi vào tiểu học. Chính vì vậy, thay vì bắt trẻ tập tô, viết chữ, các trường nên đưa vào các hoạt động tạo hình khác như nặn đất, cắt dán tranh giấy, xếp hình…

Hiện nay, Vụ Giáo dục Mầm non đang hoàn thành hướng dẫn chương trình giáo dục trẻ 5 tuổi, trong đó sẽ có hướng dẫn cụ thể để thực hiện yêu cầu này ngay trong năm học 2013-2014.

Nguyệt Hà